Chó Ngao Tây Tạng

Chương 10: chương 10

/13


những cố tình lánh mặt?”

Lúc này người mà cha tôi mong gặp nhất là Bạch chủ nhiệm của ủy ban công tác Chia-cu Tây và phật sống Tan-Trân. Ông linh cảm 1 trong 2 người đều có khả năng ngăn chăn nghi thức chặt tay tàn khốc này. Nhưng đến giờ phút này vẫn chưa thấy 2 người xuất hiện. Sao 2 người này phiêu diêu tận đâu không biết! Cha tôi vô cùng nản chí. Ông thấy hôm nay thật đen đủi, chắc mình sẽ chết tại đây thôi. Ông không hề lo khi vung đao đầu lâu chém vào cổ mình liệu có run sợ không, ông chỉ lo dù mình có chết thì bàn tay của 7 đứa trẻ Ama Thượng liệu có giữ được không. Cha tôi đứng ngây ra. Lúc này trông ông hệt như người bị hành hình. Ông đã lâm vào cảnh cưỡi hổ, tiến thoái lưỡng nan. Ngoài việc nghĩ ra mình sẽ tự sát, ông không còn nghĩ được gì nữa.

Đám đông người và chó đứng xem náo động không yên, nhưng nghi thức vẫn tiếp tục. Sau khoảng khắc im lặng, 7 pháp sư cầm kích mâu trừ nghịch, đầu đội mũ đỏ lại to tiếng tụng niệm. 7 thần Hán cầm trống hình đầu người, đầu đội mũ đen lại chầm chậm nặng nề gõ trống. 7 phù thủy tay cầm gậy ma thiếc, đầu đội mũ vàng lại bắt đầu vừa múa vừa hát. Họ đi vòng quanh đài hành hình. Những việc vừa xảy ra trên đào dường như chẳng dính dáng gì tới họ.

“Sao họ lại hững hờ vô cảm như vậy nhỉ? Ta sẽ chết trong sự hờ hững vô cảm của họ sao?” Nghĩ vậy, cha tôi vứt đao đầu lâu xuống, bỗng nước mắt giàn giụa tuôn trào. Sau này cha tôi kể lại: “Sao ta lại có thể chảy nước mắt lúc này? Sao ta không phải 1 Ngao Tạng kiên cường dũng mãnh? Sao ta lại mềm yếu như vậy? Mềm yếu đến mức đáng hổ thẹn, mềm yếu đến không phải là 1 đấng nam nhi nữa. Nếu ta là 1 pháp sư của phát Mật Tông hoặc 1 phù thủy của phái Bản Giáo thì ta sẽ không bao giờ biết thế nào là mềm yếu, ta sẽ đọc những câu thần chú làm những con Ngao Tạng không phân biệt được địch ta, sau đó điều động chúng đến cứu 7 đứa trẻ Ama Thượng. Đáng tiếc ta không phải phù thủy, không có bản lĩnh phá tan ma chướng, không có pháp lực đọc những câu thần chú mạnh mẽ sai khiến người khác. Ta thật sự chẳng còn cách nào nữa.”

Thấy cha tôi khóc, 7 đứa trẻ Ama Thượng biết tay mình bị chặt là điều không tránh khỏi, cùng nhau khóc hu hu. Mây-tô-la-mu cũng khóc hu hu. Còn Cang-rư-sân-cơ nước mắt cũng lặng lẽ chảy trên thớt làm ướt cả 1 mảng.

Trong đàn chó đứng không xa lắm, Ngao Vương phấn chấn hẳn lên. Cơ hội? Có lẽ đây là 1 cơ hội: trong lúc Cang-rư-sân-cơ và những người bên cạnh nó đang chìm trong đau thương không kịp phản ứng, nó sẽ chạy nhanh như tên bắn lên đài hành hình cắn chết đối thủ. Chỉ cần cắn 1 miếng, không cần cắn nhiều. Cắn 1 miếng mà nó không chết thì ta không phải là Ngao Vương nữa. Ngao Vương bất giác gầm khe khẽ, đi đi lại lại như thị uy, để lông Ngao trắng như tuyết của nó bay trong gió, 4 vó của nó nảy lên, chạy như tên bắn.

Cả thân hình Cang-rư-sân-cơ run lên 1 cái, mũi đánh hơi, tai vểnh lên, ngẩng đầu nhìn về phương xa. Nó không khóc nữa, liếm đi nước mắt trên thớt, sau đó đi đến mép đài hành hình, nhìn xuống dưới sủa khàn khàn. Nó đe dọa tù trưởng và quản gia nắm quyền sinh sát, hay nó đe dọa bọn chó Tạng đang xúm đông xúm đỏ xem hành hình và con Ngao Tạng trắng như tuyết đang chạy lại kia? Không, cha tôi lau nước mắt và phát hiện ra Cang-rư-sân-cơ không phải đe dọa mà là chào đón và trông chờ. Nó chào đón 1 người quen đã đến. Người đó là lạt ma gậy sát Tạng Cha-xi của chùa Chia-cu Tây.

Tạng Cha-xi dẫn mười mấy vị lạt ma gậy sát và 1 đàn chó nhà chùa chạy từ núi vọng gác tới. Tiếng chó nhà chùa sủa inh ỏi đã thu hút sự chú ý của mọi người và chó.

Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao dừng lại ngay. Nó biết lạt ma gậy sát là người thực thi luật pháp của thảo nguyên và thực hiện ý chí nhà chùa. Trong khắp thảo nguyên miền tây Chinh-cô-ama, chỉ có lạt ma gậy sắt mới được tùy ý trừng phạt tất cả sinh linh, trong đó có cả Ngao Tạng, đương nhiên cũng có cả Ngao Vương. Vì vậy nó biết dừng lại tuy chỉ cách đài hành hình có hai ba bước, cách Cang-rư-sân-cơ có bảy tám bước. Nghĩa là chỉ chậm có mấy giây, Cang-rư-sân-cơ vẫn sống. Nó sống trong đau khổ. Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao cũng sống trong đau khổ vì thấy Cang-rư-sân-cơ còn sống.

Sự thực 2 nhân vật lớn mà cha tôi nóng lòng mong đợi: phật sống Tan-Trân và Bạch chủ nhiệm Bạch-mã-u-chinh, trong khi cha tôi xông lên đài hành hình đòi sống đòi chết thì 2 vị ấy cũng đứng ngồi không yên. Thông qua kênh thong tin riêng của mỗi người, họ đã biết trên thảo nguyên đang xảy ra chuyện gì rồi.2 vị “đầu não” đang khẩn trương thương lượng tại thần điện hộ pháp trong chùa Chia-cu Tây.

Bạch chủ nhiệm nói: “Những phiền toái trên thảo nguyên là do Hán Cha-xi của chúng tôi gây ra, giờ chỉ có phật sống ngài đứng ra mới giải quyết được.” Phật sống Tan-Trân nói: “Thực ra trong lúc này các anh không nên trốn tránh. Phải đón nhận lấy cạm bẫy của ma quỷ, anh dũng tiến lên phá sập.” Bạch chủ nhiệm trả lời: “Chúng tôi đứng ra e không ổn. Chúng tôi xuất đầu lộ diện các tù trưởng và dân du mục sẽ hiểu lầm, cho rằng chúng tôi đứng về phía thảo nguyên Ama Thượng, sau này công tác sẽ khó triển khai.” Phật sống Tan-Trân hiểu và gật đầu: “Nhưng… nhưng tôi cũng không tiện đứng ra.” Bạch chủ nhiệm lại nói: “Nếu ngài phật gia không muốn ra mặt thì tôi đành đến đấy vậy, nhưng chỉ e các tù trưởng không nghe tôi, không đạt được mục đích cứu người. Có đi cũng bằng không.”

Việc thương lượng giữa 2 người do Mắt Kính Lý Ni-ma phiên dịch. Hầu như Bạch chủ nhiệm và Lý Ni-ma nghĩ ra hết lý do này đến lý do nọ để thuyết phục Phật sống Tan-Trân. Nét mặt vốn đã đăm chiêu của phật sống Tan-Trân lại càng đăm chiêu. Ngài biết không thể chậm trễ them nữa. Nếu cứ bàn đi tính lại như vậy, 7 sinh mạng sẽ trở thành tàn phế, 7 bàn tay máu đầm đìa sẽ thành thức ăn cho chó sói. Ngài cho người đi gọi lạt ma gậy sắt Tạng Cha-xi đến, lệnh dẫn người đi ngăn cản nghi thức chặt tay của bộ lạc Mục Mã Hạc đang cử hành dưới núi vọng gác.

Tạng Cha-xi gõ gậy sắt xuống đất 1 cái, quay lưng định đi ngay. Phậ sống Tan-Trân gọi lại hỏi: “Lạt ma gậy sắt, con đi thật ư?” Tạng Cha-xi quay người lại nói: “Dạ, nghe chỉ bảo của phật gia, con đi đây ạ.” Phật sống Tan-Trân lắc đầu: “Không phải ta bảo, mà là con tự ý đi.” Tạng Cha-xi nửa hiểu nửa không, đứng ngây ra. Phật sống Tan-Trân nói: “Ý ta nói, con tự ý cứu 7 kẻ thù Ama Thượng, không phải nhà chùa cứu. Cứu kẻ thù sẽ đắc tội với bộ lạc. Là con, con sẽ đắc tội với bộ lạc chứ không phải nhà chùa.”

Tạng Cha-xi nghĩ 1 lúc nói: “Con hiểu rồi ạ.” Phật sống Tan-Trân nói: “Con phải hiểu rõ, đắc tội với các bộ lạc con phải trả giá. Con là người chấp pháp của thảo nguyên. Hôm qua con thả hết kẻ thù đã là hành động phản nghịch, con sẽ bị đuổi khỏi chùa Chia-cu Tây, suốt đời không được làm lạt ma. Bây giờ con lại dẫn người đi cứu kẻ thù thoát khỏi lưỡi dao chặt tay, theo tập quán cổ xưa, đó là tội chồng thêm tội. Họ bắt được con sẽ chặt cả 2 bàn tay con đấy.” Tạng Cha-xi đứng nghệt ra. Phật sống Tan-Trân lại nói: “Đối với thảo nguyên chúng ta, tập quán tức là luật pháp. Ta không thể làm trái được. Con phải nghĩ xa hơn 1 chút. 1 khi con cứu kẻ thì, con không chỉ mất đi 2 bàn tay, còn mất đi cả bộ lạc, cả cộng đồng, mất đi đàn gia súc nuôi con sinh sống. Có lẽ con sẽ chỉ là 1 kẻ ăn mày, 1 tha-ua lang thang suốt đời, là cô hồn.” Nghe đến đây Tạng Cha-xi bất giác rung mình, rồi bỗng ném gậy sắt xuống đất, quỳ xuống hướng về Thiên Mẫu Cát Tường đang tọa tại chính giữa thần điện hộ pháp lạy 1 lạy, rồi quay lại lạy phật sống Tan-Trân 1 lạy và nói: “Con cầu nguyện chư phật và hộ pháp giúp con tai qua nạn khỏi, chiến thắng mọi ma chướng. Con đành phải đi thôi, vì 1 lạt ma không thể chỉ sống vì bản thân mình, giống như con Ngao Tạng chiến đấu không phải chỉ vì riêng nó.” Phật sống Tan-Trân nói: “Đúng vậy, con vì chùa Chia-cu Tây mới phải làm như vậy, Thiên Mẫu Cát Tường thiêng liêng và tất cả phật tăng pháp tăng sẽ phù hộ cho con. Con mau đi đi, e rằng không kịp nữa.”

Tạng Cha-xi đứng dậy, cầm gậy sắt lên, sải những bước dài đi ra. Chó Ngao Tây Tạng - Phần 8 Những sự việc ấy sau này cho tôi mới biết. Cha tôi còn biết chùa Chia-cu Tây là do các vị tiền bối của tù trưởng các bộ lạc thảo nguyên Chia-cu Tây góp tiền xây lên. Từ xưa tới nay, toàn bộ chi phí sinh hoạt trong chùa đều do các bộ lạc và tín đồ đóng góp. Đã như vậy, chùa phải phục vụ các bộ lạc là chuyện đương nhiên. Tất cả việc phục vụ của nhà chùa quan trọng nhất là thể hiện ý chí của bộ lạc, bao gồm việc phục thù, thỏa mãn mọi yêu cầu của các bộ lạc đề ra dưới danh nghĩa tín ngưỡng và tập tục. Nếu chùa đi ngược lại tập tục của thảo nguyên và ý chí của bộ lạc, các bộ lạc sẽ triệu tập hội nghị liên minh, đưa ra quyết định trừng phạt nhà chùa: cắt đứt mọi nguồn cung cấp hoặc mời phật sống, lạt ma nào không nghe lời ra khỏi chùa, mời phật sống, lạt ma nghe lời từ nơi khác đến trụ trì chùa Chia-cu Tây. Phật sống Tan-Trân rõ rang không muốn đi tới nước ấy. Nhưng ngài lại ý thức được nếu không cứu 7 đứa trẻ Ama Thượng là trái với Phật chỉ và Phật ý. Vì vậy phật sống Tan-Trân đành đi nước cờ hạ sách, để lạt ma gậy sắt Tạng Cha-xi làm việc này trên danh nghĩa cá nhân, gánh chịu mọi trách nhiệm thay nhà chùa.

Lạt ma gậy sắt Tạng Cha-xi dẫn toàn bộ lạt ma gậy sắt và chó nhà chùa chạy đến đài hành hình. Họ cướp lại 7 đứa trẻ Ama Thượng từ tay 7 người đàn ông lực lưỡng rồi dung người che chắn bảo vệ cha tôi và Cang-rư-sân-cơ, cả cô gái Mây-tô-la-mu nữa. Sau đó Tạng Cha-xi lớn tiếng tụng kinh “Sa lợi thiện Thiên mẫu chú”, điều đó nghĩa là Tạng Cha-xi phụng lệnh của thần hộ pháp Thiên Mẫu cát tường đến cướp 7 đứa trẻ. Chúng chỉ là những đứa trẻ, có nên đối xử vơi chúng như kẻ thù không? Việc đó còn phải xin phán quyết của Thiên Mẫu cát tường. Đám đông không ai dám cả gan cản trở Tạng Cha-xi. Dù việc đọc kinh “Sa lợi thiện thiên mẫu chú” sẽ nhanh chóng bị chứng minh là giả mạo ý chí của Phật, nhưng lúc này, tất cả mọi người đều tin rằng hành động của Tạng Cha-xi không chút giả dối, đều tin rằng những gì đến nhanh như cuồng phong như lạt ma gậy sắt và bầy chó nhà chùa, trong tâm linh sâu thẳm của mọi người là dấu hiệu của 1 sức mạnh chí tôn chí cao mà chúng sinh phải kính nể phục tùng.

Trên đài hành hình, đao cán đầu lâu không còn sang lên ánh bạc lóa mắt nữa. 2 đao phủ đeo mặt nạ đầu Ngao và 7 đại hán lực lưỡng đều đứng bất động như hóa đá. Thủ lĩnh quân sự bộ lạc Mục Mã Hạc, tướng cướp Chia-ma-chua quát lên tiếng gì đó với Tạng Cha-xi, quản gia Chi-Mây của bộ lạc song Dã-la ra hiệu ngăn lại.

Dưới đài hành hình, 7 pháp sư đội mũ đỏ không lớn tiếng tụng kinh nữa. 7 thần Hán đội mũ đen không gõ trống đầu người nữa. 7 mụ phù thủy đang vừa múa vừa hát quanh đài hành hình cũng đứng lại. Họ là những chức sắc thần linh, họ không có cách nào ứng phó với lạt ma gậy sắt chùa Chia-cu Tây, vì họ chỉ thuộc về bộ lạc Mục Mã Hạc, còn lạt ma gậy sắt là thuộc về cả thảo nguyên Chia-cu Tây, lớn hơn bộ lạc Mục Mã Hạc nhiều. Hơn nữa, họ là những tu sĩ thuộc phái Bản giáo cổ xưa, mà phái này từ lâu đã quy về phật giáo chùa Chia-cu Tây rồi.

Sau này dần dần cha tôi mới biết, phật giáo chiếm vị trí thống lĩnh tất cả các tôn giáo trên thảo nguyên. Nguyên nhân cơ bản là Phật giáo được triều đình các đời vua và chính phủ trung ương công nhận và sắc phong, còn Bản giáo thì không. Chưa bao giờ Bản giáo giành được vị trí tôn giáo nào của chính phủ trung ương. Còn về cách hành giáo của Bản giáo là trừ tà khử ma, Phật giáo là theo đuổi quang minh. Phật giáo theo đuổi quang minh vừa thông minh vừa rộng lượng. Khi Phật giáo truyền vào thảo nguyên đã tiếp nạp tất cả chư vị thần linh trừ tà khử ma của Bản giáo vào môn hạ, vì vậy không những khiến Phật giáo cũng có khả năng trừ tà khử ma, còn khiến Bản giáo hoàn toàn trở thành 1 bộ phận của Phật giáo. Tuy rằng nghi thức tín ngưỡng, quy tắc tuân thủ và tập quán đã hình thành từ lâu đời của các bộ lạc Bản giáo không thay đổi mấy, nhưng sự phụ thuộc về tâm lý và sự gửi gắm linh hồn thì đã có nhiều thay đổi. Sự thay đổi là dân chúng nhanh chóng ý thức được rằng tín ngưỡng của mình không còn là Bản giáo nguyên thủy nữa mà là Phật giáo, vì khi họ đến lễ chùa Chia-cu Tây, họ phát hiện tất cả tổ tiên mà họ sung bái và các vị thần linh của Bản giáo mà họ nể sợ đều có được vị trí của mình tại phật điện huy hoàng trong chùa. Hơn nữa những vị trí đó đều là người theo đuổi và truyền đạo Phật, là thần hộ pháp của Phật giáo.

Họ đến ào ào như gió cuồng phong, lại đi như nước chảy. Khi lạt ma gậy sắt Tạng Cha-xi rời khỏi nghi thức hành hình bị “chết yểu”, theo sát vị lạt ma là Cang-rư-sân-cơ và 7 đứa trẻ Ama Thượng, rồi đến cha tôi và cô gái người Hán Mây-tô-la-mu. Mười mấy vị lạt ma gậy sắt và đàn chó nhà chùa đi 2 bên và bọc hậu bảo vệ họ.

Chó nhà chùa đương nhiên biết mặt con Cang-rư-sân-cơ chết tiệt xâm phạm lãnh thổ này. Nhưng chúng càng biết ý muốn của lạt ma gậy sắt Tạng Cha-xi. Vì vậy chúng chỉ có thể bảo vệ chứ không được phép cắn Cang-rư-sân-cơ. Vạn nhất chó lãnh địa đứng xung quanh xông đến cắn xé nó, chúng còn phải đứng ra chống trả, dù có làm tổn thương hòa khí anh chị em trong nhà.

Chó lãnh địa và chó Tạng khác của thảo nguyên Chia-cu Tây cũng giống chó nhà chùa, chúng không ngu ngốc chút nào. Giống như những người du mục thế tục tôn trọng lạt ma trong chùa, bọn chó cũng rất tôn trọng chó nhà chùa. Chúng thấy chó nhà chùa đều bảo vệ Cang-rư-sân-cơ thì chúng đành im hơi lặng tiếng. Có phẫn nộ hung hăng đến đâu cũng phải cố mà kiềm nén, kiềm chế. Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao là con chó phẫn nộ nhất, nhưng cũng là con chó biết kiềm chế nhất. Nó hữu nghị chào hỏi chó nhà chùa. Nó đến gần Cang-rư-sân-cơ ngửi thật mạnh. Nó ngửi như vậy, mùi của Cang-rư-sân-cơ sẽ in đậm trong ký ức nó, suốt đời không quên. Trong bụng nó nghĩ: “Tên xảo quyệt kia, lần sau bất kể mày đội lốt da bò, da cừu hay da báo, da gấu, ta cũng không bị lừa trúng kế mày nữa đâu.” Với bản lĩnh thâm trầm bình tĩnh của 1 Ngao Vương, nó cười cười với đàn chó rồi khệnh khạng bỏ đi. Ngao đực xám già và Ngao đen Cô-rư luôn theo nó không rời nửa bước cũng theo chân nó bỏ đi.

Lạt ma gậy sắt Tạng Cha-xi và mọi người đi không được nhanh lắm vì phải chờ Cang-rư-sân-cơ. Đang đi, đoàn người phải dừng lại. Họ thấy Cang-rư-sân-cơ không nhấc nổi chân nữa. Vết thương của nó chưa lành, thể lực đã vượt qua giới hạn. Thêm nữa thần kinh căng thẳng cực độ, rốt cuộc nó không trụ được nữa, chưa ngã xuống thì đã hôn mê. Cha tôi biết mình không cõng nổi nó, nhưng vẫn cúi xuống định cõng. Tạng Cha-xi đẩy cha tôi ra, gọi 2 người lạt ma khác khiêng con Cang-rư-sân-cơ đặt trên lưng mình. Đoàn người càng đi càng nhanh như gió thổi ào ào. Lát sau họ đã cách xa đám người và chó, đi mất hút.

Đám tù trưởng và quản gia ăn mặc sang trọng kia đều im lặng. Tất cả đám đông người và chó đều im lặng.

Bỗng nhiên như tiếng trống phá vợ sự im lặng đó, tù trưởng bộ lạc Mục Mã Hạc Ta-cơ-niê-y cao giọng nói: “Nhà chùa sao lại làm vậy? Phật sống Tan-Trân hoàn toàn sai rồi. Làm sao có thể xử lý 7 kẻ thù Ama Thượng như vậy? Sao lại dung túng cho cái người tự xưng là Hán bồ tát đã cứu mạng chó? Còn con Ngao đực sư đầu kia ai chứng mình được nó kiếp trước thật sự là sư tử núi Tuyết A-ni-ma-chinh? Các vị tù trưởng, các vị nói đi, phải chăng chúng ta nên triệu tập hội nghị liên minh? Bộ lạc Mục Mã Hạc chúng tôi mất mặt không quan trọng, nhưng phá hỏng luật lệ của thảo nguyên thì quan trọng đấy.” Tù trưởng bộ lạc sông Dã-la Suô-lang-uang-tuôi lắc đầu, nhưng lại không nói ra lắc đầu nghĩa là gì.

Chó lại sủa, chúng biết nhanh hơn người là nghi thức nghiêm túc kia đã kết thúc. Những con cún con lại bắt đầu đuổi nhau nô đùa. Vài con chó đến thời yêu đương lại cham mũi liếm lông nhau. Chó quen lại bắt đầu hỏi han nhau. Chó lạ lại bắt đầu chào hỏi làm quen, ầm ỹ náo nhiệt hẳn.

Các tù trưởng và quản gia rời khỏi đó rất nhanh. Sau đó đám đông người cũng giải tán ra về. Chó cũng giải tán nốt. Đài hành hình trở lại yên tĩnh. Chim ưng trọc đầu lượn lờ trên không, càng lượn càng xà thấp xuống. Chúng vừa đậu xuống thì sói tuyết cũng xuất hiện. Nhưng cả chim ưng trọc đầu và sói tuyết đều thất vọng, vì chúng chẳng kiếm chác được gì để ăn cả.

Trong khi đang thất vọng thì chúng thấy trên màu xanh của đồng cỏ xuất hiện 1 người. Người này trên đầu vấn 1 bím tóc thật to, trên bím tóc gắn dây tơ độc và những hạt hổ phách cực lớn. Trên hạt hổ phách khắc hình bán thân của nữ thần La sát đầu ếch, mắt máu. Người ấy mặc áo bào Tạng đỏ như máu, trên lưng thắt 1 cái thắt lưng diêm la làm bằng da gấu, gắn 1 xâu đầu lâu quỷ con làm bằng xương bò. Trước ngực đeo 1 tấm gương sang óng ánh theo bước chân ông ta. Chim ưng trọc đầu và sói tuyết thoáng thấy người ấy như thấy Diêm Vương hiện hình, vội cao chạy xa bay mất hút.

Vừa về đến chùa Chia-cu Tây, mười mấy vị lạt ma gậy sắt và đàn chó chùa tản đi ngay. Tạng Cha-xi cõng Cang-rư-sân-cơ về tăng xá cha tôi đang ở, đặt nó xuống cạnh con Ngao đen Na-rư, rồi đến thẳng phật sống Tan-Trân phục mệnh. Anh quỳ trước phật sống, mặt đượm vẻ bi ai: “Phật gia thiêng liêng, con đã hoàn thành sứ mạng. Giờ con phải đi đây.” Phật sống Tan-Trân nói: “Con nói con sẽ đi khỏi chùa ư? Con đừng vội như vậy. Hãy về phòng con đã. Lát nữa ta sẽ cho người gọi con.”

Tạng Cha-xi lại tìm đến Tạng y Tô-y-thê, lo lắng vô cùng, nói: “Vua thuốc lạt ma nhân từ, hãy cứu mạng Cang-rư-sân-cơ. Nó không chịu được nữa rồi.” Tạng y Tô-y-thê nói: “Việc của Tạng Cha-xi ta đã biết rồi. Họ sẽ chặt tay người thật ư? Hãy luôn tụng niệm pháp hiệu của phật Đông phương đại y vương, dược sư Lưu ly quang Như Lai, người sẽ được giải trừ những đau khổ đến từ tâm linh và xác thịt.” Tạng Cha-xi thành kính vâng lời, quỳ lạy rồi đi ra.

Đợi khi Tạng y Tô-y-thê đến tăng xá cha tôi ở, phật sống Tan-Trân đã có 1 quyết định dứt khoát: cử người đưa 7 đứa trẻ Ama Thượng và cõng Cang-rư-sân-cơ còn hôn mê cùng Ngao đen Na-rư gần đất xa trời đến giấu trong động Mật Linh trong núi tuyết Ang-la, nơi các rư-chao-pá (người tu sĩ tu hành trên núi tuyết) thường đến tu hành. Phật sống cân nhắc 2 mặt: 1 là 7 đứa trẻ Ama Thượng và Cang-rư-sân-cơ cần được bảo vệ, không thể để chúng lại rơi vào tay các bộ lạc; 2 là Ngao đen Na-rư và Cang-rư-sân-cơ đều bị thương nặng, phải được bàn tay Tạng y Tô-y-thê chữa trị. Nếu không mang cả 2 con đi, Tô-y-thê sẽ phải đi lại giữa chùa Chia-cu Tây và đông Mật Linh thường xuyên. Không sợ đi lại vất vả mà là sợ bị người ta theo dõi phát hiện. 1 khi người bộ lạc biết 7 đứa trẻ Ama Thượng và Cang-rư-sân-cơ trốn trong động Mật Linh trong núi Ang-la, họ sẽ phái sát thủ đến chặt tay chúng, thậm chí có thể ám sát. Vì vậy phật sống Tan-Trân cử Tô-y-thê đến động Mật Linh chữa trị vết thương cho Cang-rư-sân-cơ và Ngao đen Na-rư, ở cùng 7 đứa trẻ, đợi vết thương đỡ mới xuống núi.

Tạng y Tô-y-thê gật đầu vâng dạ. Ông xem qua vết thương của Cang-rư-sân-cơ rồi lấy từ túi da báo ra 1 viên thuốc hoàn tán màu đỏ, nhét vào mõm con Cang-rư-sân-cơ vẫn còn mê man, rồi vuốt mạnh cuống họng để thuốc trôi xuống. Sau đó thưa với phật sống: “Bẩm phật gia, con đi chậm, con đi trước 1 bước.”

Sau nửa tiếng, đoàn người rời khỏi chùa Chia-cu Tây lên đường. 7 đứa trẻ Ama Thượng mỗi đứa vác 1 túi làm bằng dạ dày bò hong khô, trong túi đựng đầy pho mát, bơ và bột rang thanh khoa. 2 vị lạt ma gậy sắt lực lưỡng cõng Cang-rư-sân-cơ và Na-rư. Còn 2 vị lạt ma gậy sắt nữa, mỗi vị cõng 1 túi da bò nặng trịch, trong túi đựng thịt bò khô, váng sữa khô, chà phư, phổi bò khô và xương dê băm vụn. Trên miệng túi buộc 1 chiếc ấm đồng đun trà sữa, phản chiếu ánh sang hơn cả tia mặt trời.

Tiễn họ đi rồi, phật sống Tan-Trân cho gọi Tạng Cha-xi đến tăng xá của mình. Ngài muốn nói với vị lạt ma gậy sắt trung thành với mình và nhà chùa rằng Tạng Cha-xi có thể trốn vào động Mật Linh trên núi Ang-la cùng 7 đứa trẻ Ama Thượng. “Ta sẽ loan tin ngươi đem 7 đứa trẻ cùng chạy trốn rồi, không biết chạy đi đâu. Như vậy tuy ngươi không thể tiếp tục làm lạt ma gậy sắt ở chùa Chia-cu Tây, nhưng ít ra có thể bảo tồn đôi tay. Sau này tình hình của thảo nguyên còn chưa biết ra sao. Trốn qua đợt này, không chừng ngươi sẽ được an toàn.” Nhưng phật sống Tan-Trân chưa kịp nói ra những ý nghĩ táo bạo này với Tạng Cha-xi thì người sai đi gọi đã về bẩm báo: Tạng Cha-xi đã rời khỏi chùa rồi. Ông để lại 1 áo bào đỏ tượng trưng cho địa vị lạt ma, để lại gậy sắt đại diện cho luật pháp của thảo nguyên và ý chí của nhà chùa, chỉ đem theo có cái chày kim cang, là vật phật sống Tan-Trân tặng cho từ lâu, khi ông được chọn là lạt ma gậy sắt. Ông đã lẳng lặng ra đi rồi.

Trên con đường núi quanh co dẫn đến núi tuyết Ang-la, thằng bé cởi trần Pa-ơ-chiu-chu khôn khéo tránh được tầm nhìn của 7 đứa trẻ và 4 vị lạt ma gậy sắt. Nó từ xa đi theo chân họ.

Trên 1 con đường núi khác cũng dẫn đến núi tuyết Ang-la, Tạng Cha-xi có ý định vượt qua núi tuyết rồi lưu lạc đến 1 phương xa nào đó. Ông nhìn thấy 7 đứa trẻ Ama Thượng và 4 vị lạt ma gậy sắt, cùng lúc cũng nhìn thấy Pa-ơ-chiu-chu đang theo dõi họ từ xa. Tạng Cha-xi giật mình vội bước thật nhanh. Sau nửa tiếng, Tạng Cha-xi đã đứng chặn trước mặt Pa-ơ-chiu-chu nói nghiêm khắc: “Mày đi làm gì? Mày là người phàm tục, lại là 1 đứa trẻ, mày không sợ con trai chưa được dạy dỗ của thần núi biến thành con cú ác mổ con ngươi của mày sao?” Pa-ơ-chiu-chu dừng lại, ngẩn người ra 1 lúc, rồi như con hươu môi trắng bị giật mình, quay người chạy. Nó theo dốc núi tuyết tụt ào xuống đáy rãnh núi, làm tuyết bay tung tóe.

Tạng Cha-xi đuổi theo, đang định tụt xuống đáy rãnh núi, bỗng nhìn thấy 1 người đứng đó. Người này bím tóc to cuốn trên đầu, gắn dây tơ độc, đeo tràng hạt hổ phách, áo bào Tạng đỏ, dây lưng diêm la, đeo huỗi hạt đầu người, chân dung nửa người của nữ thần la sát đầu ếch mắt máu, ngoài ra còn đeo gương chiếu được tất cả những sự việc xảy ra trong tam thế (quá khứ, hiện tại, tương lai), có cả ảnh toàn thân của chúa mộ tang tay cầm bút hình đầu sọ uống máu. Thấy người đó, Tạng Cha-xi kêu lên 1 tiếng “ối!” rồi quay lưng đi ngay.

Cha tôi và Mây-tô-la-mu ngồi trên mép giường của Lý Ni-ma, đối diện với giường của Bạch chủ nhiệm. Lý Ni-ma cầm ấm đồng đặt trên bếp lò xuống rót cho mỗi người 1 bát trà sữa nóng, rồi để cái thùng gỗ đựng bột mì thanh khoa rang bên cạnh cha tôi. Còn anh ta nhún nhường ngồi trên thảm cạnh giường Bạch chủ nhiệm, như 1 con cún con ngẩng mặt lên nhìn Bạch chủ nhiệm 1 cách nghiêm túc.

Bạch chủ nhiệm nói: “Các đồng chí có biết không, không nói chuyện xa xưa, chỉ nói trong 20 năm gần đây thôi, người của thảo nguyên Ama Thượng đã giết bao nhiêu người của các bộ lạc Chia-cu Tây, các đồng chí có biết không?” Ngừng 1 chút, ông nói tiếp: “Bảo cho các đồng chí biết, có đến mấy trăm người đấy.” Cha tôi nói: “Có lẽ cả 2 bên đều có người chết.” Bạch chủ nhiệm nói. “Không. 20 năm trước thì đúng là cả 2 bên đều có người bị giết vì tranh chấp đồng cỏ không rõ là của bên nào. Chiến tranh năm nào cũng xảy ra, cũng có người chết. Đúng là cả 2 bên, bên anh chết 8 thì bên tôi chết 9 chẳng hạn. Nhưng sau này, bắt đầu từ năm dân quốc thứ 27, tình hình có khác đi. Tiểu đoàn người Hán của Mã Bộ Phương đóng tại thảo nguyên Chia-cu Tây. Chúng hạch sách đủ điều, bắt các bộ lạc cung cấp thịt bò, dê, thịt chó. Thịt bò, dê đương nhiên là được, muốn lấy con sống thì cho con sống, muốn lấy con đã mổ thì cho con đã mổ, nhưng thịt chó thì trăm ngàn lần không được. Bà con dân Tạng nói không được ăn thịt chó, ăn thịt chó có khác gì ăn thịt người? Anh chị em chúng bay, liệu chúng bay có ăn thịt họ không? Đòi ăn thịt chó thì ăn thịt chúng tôi trước đi. Tay tiểu đoàn trưởng có biệt hiệu là vua thịt chó nói: “Bọn bay có biết sung để làm gì không? 1 là giết chó Tạng, 2 là giết những ai không cho ăn chó Tạng.” Nhưng tay tiểu đoàn trưởng quân Hán đã không nghĩ đến dân Tạng cũng có sung trong tay. Bắt đầu giết chó cũng là bắt đầu sự phản kháng. Không những dân Tạng chống trả mà chó Tạng, đặc biệt là Ngao Tạng cũng chống trả vô cùng dũng mãnh. Đấy chính là cuộc chiến Ngao Tạng nổi tiếng tại thảo nguyên Chinh-cô-ama. Các đồng chí biết không?”

Cha tôi vừa ăn bánh do mình tự trộn vừa hỏi: “Chết bao nhiêu người chủ nhiệm nói rồi, nhưng bao nhiêu con Ngao Tạng bị chết thì chưa thấy nói.” Bạch chủ nhiệm phẩy tay gạt câu hỏi của cha tôi và tiếp tục nói: “2 tháng sau, tiểu đoàn quân Hán không cầm cự được nữa, vừa đánh vừa rút khỏi Hiệp Lan Đạo. Sau đó Mã Bộ Phương phái 1 trung đoàn kỵ binh đến thảo nguyên Chinh-cô-ama đàn áp “phiến loạn”. Bộ chỉ huy và quân chủ lực đóng tại thảo nguyên Ama Thượng. Các bộ lạc Ama Thượng xun xoe, nào là tặng vàng bạc, mời ăn uống. Tù trưởng bộ lạc sông Ama, Chia-pa-tô còn dâng cả em gái mình cho trung đoàn trưởng làm thiếp. Nghiêm trọng hơn là cả 2 lần tẩy máu thảo nguyên Chia-cu Tây đều có kỵ thủ của thảo nguyên Ama Thượng tham gia. Những kỵ thủ này chẳng khác gì kỵ binh của Mã Bộ Phương, không những giết người còn giết cả chó, hoàn toàn không giống người của thảo nguyên nữa. Tất cả dân bộ lạc Chia-cu Tây đều căm ghét chúng còn hơn cả căm ghét lính Mã Bộ Phương. Bối cảnh lịch sử này các đồng chí biết không?”

Cha tôi ăn hết miếng bánh cuối cùng, nhích người vào giữa giường, dựa vào chăn của Lý Ni-ma, ngáp dài 1 cái: “Mới đến thảo nguyên, chủ nhiệm đã kể cho tôi nghe rồi, có điều không tường tận như hôm nay.” Bạch chủ nhiệm nói: “Hôm nay tôi không ngại nói đi nói lại với đồng chí, chủ ý là để mọi người nắm được tính chất nghiêm trọng của vấn đề. Áp dụng chính sách cô lập thảo nguyên Ama Thượng là lập trường của ta. Tuy nghiên 7 đứa trẻ Ama Thượng không thể không cứu chúng, nhưng cứu thì ta phải trả giá. Cái giá đó là Hán Cha-xi ngày mai phải rời khỏi thảo nguyên Chia-cu Tây để tránh sự thù hằn của dân địa phương do hiểu lầm. Đừng để thù hận xảy ra bất trắc, nghe rõ chưa?” Bạch chủ nhiệm thấy cha tôi nhắm nghiền mắt không trả lời, lại nói: “Bất kể hành động của đồng chí có gây thù hằn hay không, ngày mai tôi phải cho người đưa đồng chí đến Tổng bộ Tô-mi, ủy ban công tác thảo nguyên Chinh-cô-ama.”

Có tiếng ngáy. Thì

/13

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

adsdoctruyen@gmail.com

DMCA.com Protection Status