ra cha tôi đã ngủ lúc nào không biết. Cả đêm hôm trước ông không chợp mắt, hôm nay lại lặn lội vất vả cả ngày, ông không còn bám trụ được nữa.
Để các tù trưởng và quản gia các bộ lạc được mời đến dự nghi lễ hình phạt chặt tay không bị cụt hứng, tù trưởng bộ lạc Mục Mã Hạc Ta-cơ-niê-y mời mọi người vào nhà bạt rộng lớn trang trí đầy màu sắc bên bờ sông Dã-la, rồi đích thân tù trưởng cưỡi ngựa đến chùa Chia-cu Tây mời phật sống Tan-Trân đến uống trà ăn thịt. Trong lúc mọi người đang ăn uống, hội nghị liên minh các bộ lạc thảo nguyên Chia-cu Tây cũng bắt đầu.
Phật sống Tan-Trân nói: “Nhà chùa có 1 lạt ma phản nghịch. Nó đưa người xông lên đài hành hình cướp 7 kẻ thù Ama Thượng và Cang-rư-sân-cơ. Tôi thật không dám nhìn mặt các vị nữa. Để tạ tội với các vị, tôi đã khai trừ kẻ lạt ma gậy sắt đó vì đã vi phạm quy định của nhà chùa. Phạt hắn suốt đời không được làm lạt ma nữa.” Các tù trưởng ngồi xếp bằng trên thảm đều đưa mắt nhìn nhau.
Tù trưởng Xua-lang-uang-tuôi của bộ lạc sông Dã-la nói: “Hóa ra lạt ma đến làm náo loạn quấy phá không phải do nhà chùa sai đến? Thế thì ta yên tâm rồi. Phật gia ngài quyết định thật sang suốt. Lạt ma như vậy quyết không nên giữ lại trong chùa.” Tù trưởng bộ lạc Mục Mã Hạc Ta-cơ-niê-y tiếp lời: “Tôi đã bảo mà, nhà chùa sao có thể làm như vậy. Hóa ra không liên quan đến phật sống Tan-Trân. Thế thì dễ giải quyết rồi. Những kẻ xấm phạm phải trả giá theo quy định của thảo nguyên. Kẻ thù Ama Thượng đã thua trong cuộc vật nhau 1 chọi 1 thì nhất định phải bị chặt tay rồi đuổi khỏi thảo nguyên Chia-cu Tây. Người của Ama Thượng chạy theo Mã Bộ Phương. Họ Mã là ma quỷ. Chạy theo ma quỷ cũng là ma quỷ. Chặt tay của ma quỷ, chúng sẽ không hại được người của thảo nguyên Chia-cu Tây nữa. Còn con chó đực sư đầu tên Cang-rư-sân-cơ kia, nếu quả thật nó là sư tử núi tuyết chuyển thế, thì trước hết nó phải được tất cả các con Ngao Tạng thừa nhận. Những Ngao Tạng của thảo nguyên Chia-cu Tây liệu có thừa nhận nó không? Còn Hán bồ tát, người tự xưng đã cứu 2 mạng chó, theo tôi chúng ta phải đặt vấn đề nghi ngờ. Liệu người ấy có phải do thảo nguyên Ama Thượng cử đến không? Sao người ấy có thể tự ý chạy lên đài hành hình can thiệp vào việc của các bộ lạc thảo nguyên Ama Thượng chứ?”
Mọi người gật đầu tán thưởng lời nói của 2 vị tù trưởng.
Phật sống Tan-Trân nói: “Thần núi A-ni-ma-chinh báo mộng cho lạt ma già Tuân-ca, nói Cang-rư-sân-cơ tính mạng đang gặp nguy hiểm, nhất định phải cứu mạng nó, vì kiếp trước nó là sư tử núi tuyết A-ni-ma-chinh, từng bảo vệ tất cả tăng lữ tu hành trên núi. Điều này đúng trăm phần trăm, vị lạt ma già Tuân-ca không bao giờ nói dối. 1 con chó quý có duyện với Phật theo 1 người Hán đến thảo nguyên Chia-cu Tây, chẳng lẽ người Hán đó lại là hóa thân của ma quỷ? Là gián điệp của Ama Thượng? Không, anh ta là con người cát tường đem lại may mắn. Anh ta liều mạng cứu và bảo vệ Cang-rư-sân-cơ, hơn nữa lại dùng sức mạnh thần kỳ khiến 1 con chó lãnh địa thảo nguyên Chia-cu Tây chúng ta chết đi sống lại. Mà con chó được anh ta cứu sống lại chính là con Ngao đen Na-rư suýt cắn chết anh ta. Vị thánh vĩ đại Mi-la-rư-pa của chúng ta từng nói: “Thái độ đối với thảo nguyên chính là thái độ với gia súc. Thái độ với chó chính là thái độ với người.” Lời nói trí tuệ này khiến ta nghĩ thái độ người Hán này đối với Ngao Tạng cũng chính là thái độ đối với chúng ta. Chẳng lẽ chúng ta lại đối xử với 1 người bạn như đối xử với kẻ thù ư? Ta thỉnh cầu các vị hãy tin lời ta nói. Bồ tát lấy việc thiện làm gốc, lấy từ bi ôm ấp trong lòng. Việc làm của người Hán này chính là việc làm của bồ tát. Vì tương lai của thảo nguyên Chia-cu Tây, chúng ta nhất định phải tiếp nhận anh ta.”
Mọi người gật đầu, nhận thấy lời của phật sống Tan-Trân không sai.
Ai nấy đều tỏ rõ thái độ của mình. Cuối cùng, hội nghị liên minh đi đến thống nhất, đưa ra 3 quyết định: 1 là kiên quyết không tha cho 7 kẻ thù Ama Thượng. Phải thực hiện hình phạt chặt tay với chúng rồi đuổi chúng khỏi thảo nguyên Chia-cu Tây. 2 là tìm kiếm Tạng Cha-xi đã bị đuổi khỏi chùa để chặt 2 tay của hắn, phạt hắn trở thành “tha-ua” lang thang, tất cả các bộ lạc đều không được thu nhận. 3 là sau khi vết thương của Cang-rư-sân-cơ lành hẳn, nó phải dùng sự dũng mãnh và trí tuệ của mình để chứng minh nó là sư tử núi tuyết cự phách. Nếu không chứng minh được, nó không được phép sống tại thảo nguyên Chia-cu Tây. Còn người Hán đó, theo lời phật sống Tan-Trân, thừa nhận anh ta là Hán bồ tát, nhưng anh ta không được nhúng tay vào việc của thảo nguyên và bộ lạc. Nghĩa là không những vẫn phải chặt tay 7 đứa trẻ Ama Thượng, cuộc chiến giữa Cang-rư-sân-cơ và con Ngao Tạng ưu tú nhất của thảo nguyên Chia-cu Tây vẫn phải diễn ra, vì hầu như tất cả các tù trưởng đều cho rằng, nếu Cang-rư-sân-cơ là sư tử núi tuyết thì nhất định nó phải bách chiến bách thắng. Trên thảo nguyên không 1 con người nào, không 1 Ngao Tạng nào không phải trải qua sự chinh phục về thể xác hoặc tinh thần mà có thể giành lấy địa vị, được tôn sùng và hưởng danh dự cao quý.
Dự hội nghị liên minh các bộ lạc về đến chùa Chia-cu Tây thì trời đã tối, phật sống Tan-Trân đến thẳng Minh Vương điện Mật tông, tọa lạc ở nơi cao nhất chùa Chia-cu Tây ngồi tụng kinh. Phật sống tụng niệm không biết bao nhiều lần. Ông cầu xin phù hộ cho sư tử núi tuyết, mong Cang-rư-sân-cơ chóng bình phục, sau khi bình phục sẽ giành chiến thắng khi chiến đấu. Vì quy định của thảo nguyên là như vậy. Chỉ có kẻ chiến thắng mới được người và Ngao Tạng tiếp nhận.
Khi tỉnh dậy cha tôi thấy mình nằm trên giường của Lý Ni-ma, trong nhà không có một ai. Cửa và cửa sổ đều mở toang. Cảnh sắc bình minh lướt qua cửa sổ bé nhỏ. Thảo nguyên mênh mông và núi tuyết uốn lượn trải dài cô đọng trong ánh bình minh tươi sang tựa như ngọc trắng. Cha tôi hít mạnh 1 hơi khí trời đậm mùi thơm của đồng cỏ. Ông bật dậy, đi giày vào và với tâm trạng phấn khởi, bước ra ngoài cửa.
Bạch chủ nhiệm Bạch-mã-u-chinh và Lý Ni-ma đứng trên bậc them nhà vọng gác đang nói gì đó. Cách 2 người 1 quãng, không xa chuồng ngựa là 2 quân nhân dắt theo 3 con ngựa đứng đó.
Cha tôi hỏi: “Sao tôi lại ngủ ở đây nhỉ? Tôi đi đây. Tôi phải đến xem 7 đứa trẻ Ama Thượng và Cang-rư-sân-cơ, cả Ngao đen Na-rư ra sao rồi.” Bạch chủ nhiệm giữ chặt lấy cha tôi: “Anh không được đến nhà chùa nữa. Anh phải rời khỏi thảo nguyên Chia-cu Tây ngay hôm nay.” Cha tôi ngạc nhiên, mãi mới nhớ ra buổi nói chuyện của Bạch chủ nhiệm tối qua. Ông liếc nhìn 2 quân nhân vác súng nói: “Nếu tôi không đi thì sao?” Bạch chủ nhiệm nói: “Chúng tôi sẽ trói anh lại, áp giải đến tổng bộ Tô-mi.” Cha tôi thở dài. Ông đành thỏa hiệp nói: “Thì cũng phải để tôi đi chào mọi người đã chứ. Tôi chưa trị vết thương ở chùa từng ấy ngày, bây giờ phủi tay là đi, không chào hỏi ai, người ta sẽ nói người Hán chúng ta không có chút tình nghĩa.” Bạch chủ nhiệm nói: “Sau khi anh đi, tôi sẽ thay mặt ủy ban công tác đích thân đến chùa cảm ơn phật sống Tan-Trân.” Cha tôi khất lần: “Thì cũng phải cho tôi ăn sáng đã chứ.” Bạch chủ nhiệm nói: “Ăn trên đường. Họ mang rất nhiều thức ăn, có bánh pho mát bơ, có váng sữa, đủ để anh không sợ đói.” Cha tôi thấy không còn cách nào, đành nói to: “Tôi thấy thái độ của các anh đối với tôi là sai lầm.” Bạch chủ nhiệm nói: “Tôi bảo cho anh biết, nếu việc này xảy ra với tôi, tôi cũng sẽ không đi. Nhưng xảy ra với người khác, tôi dứt khoát phải đưa họ đi. Vì tôi có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho bất kỳ người nào, không để xảy ra chuyện gì.” Cha tôi cố thuyết phục: “Tôi đã là Hán bồ tát, còn xảy ra chuyện gì chứ?” Bạch chủ nhiệm nói: “Vạn nhất có chuyện thì sao? Anh đã can dự vào mâu thuẫn bộ lạc, ai dám đảm bảo không có người thù hận anh?” Nói xong Bạch chủ nhiệm vẫy 2 quân nhân lại: “Mau xuất phát đi. Trên đường cẩn thận, đến Tô-mi nhất định phải bàn giao đồng chí này cho lãnh đạo tổng bộ.”
Mặt trời đã ló ra. Phía đông núi tuyết trở thành núi vàng, phía tây lại càng trắng sang long lanh. Thảo nguyên mênh mông cùng 1 nửa màu cỏ vàng, 1 nửa màu cỏ bạc. Cỏ vàng cỏ bạc thi nhau nhảy múa như những dãi lụa phất phơ theo gió, bay đến vô tận.
Cha tôi cưỡi trên con ngựa màu xám, 2 quân nhân cưỡi 2 con ngựa hồng tía đi theo sau. Ngựa hồng tía là ngựa trong quân đội, ủy ban công tác mang vào khi đóng tại thảo nguyên Chia-cu Tây. Còn ngựa xám là ngựa của thảo nguyên, mượn của bộ lạc để đưa cha tôi về. Tù trưởng Xuô-lang-uang-tuôi của bộ lạc sông Dã-la thấy Lý Ni-ma đến mượn ngựa nói cha tôi, tức Hán Cha-xi, Hán bồ tát cần, bèn chọn trong đàn ngựa 1 con thuần tính đưa cho Lý Ni-ma và nhắc đi nhắc lại: “Mượn gì chứ. Ngựa của Hán Cha-xi bị chó lãnh địa Ngao đen Na-rư của Chia-cu Tây cắn chết, đáng ra thảo nguyên Chia-cu Tây phải bồi thường mới phải. Cứ giữ lấy con ngựa này để anh ta cưỡi, không cần trả, dứt khoát không cần trả đâu.” Lý Ni-ma không kể lại cho cha tôi nghe. Cha tôi không biết ông đang cưỡi con ngựa tốt mà tù trưởng Xua-lang-uang-tuôi từng cưỡi. Cha tôi chỉ cảm thấy hơi lạ: sao những con chó lãnh địa cha tôi gặp trên đường đều tỏ ra kính nể con ngựa xám. Từ xa thấy nó chúng đã chạy đến, đứng cách mươi bước cung kính vẫy đuôi. Đợi cho con ngựa xám đi xa, trong bầy chó lãnh địa tách ra khoảng 7-8 con, dưới sự dẫn dắt của Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao, như 1 đoàn vệ sĩ đi theo cha tôi. Đúng vậy, chúng là những vệ sĩ. Chúng đang hộ tống đoàn người ngựa. Chúng biết rõ hơn cả người và ngựa trên thảo nguyên tĩnh mịch bao la này, không chừng có những con mãnh thú như sói hoặc gấu, báo thường mai phục sau đồi cỏ, bất ngờ tấn công người.
Lúc đó cha tôi còn chưa biết con dẫn đầu đoàn hộ tống, hổ đầu Tuyết Ngao chính là Ngao Vương của thảo nguyên Chia-cu Tây. Cha tôi lại càng không biết sở dĩ Ngao Vương không để những con chó lãnh địa khác thực thi công vụ mà đích thân nó hộ tống, ngoài sự kính trọng con ngựa xám của tù trưởng như kính trọng chính tù trưởng ra, còn 1 lý do khác. Nó muốn biết Cang-rư-sân-cơ hiện đang ở đâu. Đêm qua nó đã dẫn con Ngao đực xám già và Ngao đen Cô-rư đến chùa Chia-cu Tây. Nó tìm kiếm khắp mọi ngóc ngách trong chùa nhưng không đánh hơi thấy tung tích con Cang-rư-sân-cơ. Nó bèn mở rộng phạm vi tìm kiếm, rốt cuộc tìm khắp núi vọng gác vẫn không thấy. Điều khiến Ngao Vương lấy làm lạ là sáng nay nó thấy cha tôi cưỡi trên lưng con ngựa của tù trưởng Xuô-lang-uang-tuôi. “Người ấy cưỡi con ngựa của tù trưởng đi đâu nhỉ? Người ấy gần như là chủ nhân của Cang-rư-sân-cơ rồi, hay là Cang-rư-sân-cơ thất lạc rồi? Người ấy cũng đang đi tìm nó?” Theo bản năng, Ngao Vương biết cứ bám sát cha tôi rồi sẽ tìm được Cang-rư-sân-cơ. Bằng những bước đi kiên định, nó báo cho lũ bạn biết: “Phải bảo vệ tốt người này. Đó là đầu mối duy nhất để chúng ta tìm ra Cang-rư-sân-cơ.” Nhưng cha tôi lại cho rằng những con Ngao Tạng kính trọng con ngựa xám, đương nhiên cũng phải kính trọng người cưỡi trên con ngựa. Chúng bảo vệ mình tận tụy chỉ vì đó là bổn phận của chó lãnh địa.
3 người men theo sông Dã-la hướng về phía trước mà đi. Con ngựa xám luôn lội xuống nước để dòng nước mát lạnh làm dịu đi cái nóng bức ở chân do đi nhiều. Đang đi bỗng nhiên Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao gầm lên 1 tiếng lớn, nhắc nhở con ngựa xám mau lên bờ. Nó đã đánh hơi thấy mối nguy hiểm ẩn dưới nước. Con ngựa xám kiêu ngạo không nghe, cứ tiếp tục đi. Chưa đi được mấy bước chân nó dẫm vào động của chồn nước. Bị mất thăng bằng, nó nghiêng người, cha tôi bị hất ngã xuống nước. Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao kêu lên, nhảy xuống nước đầu tiên. Những con Ngao Tạng khác cũng nhảy theo, lấy răng kéo cha tôi. Động của con chồn nước bình thường ở trên bờ, nhưng mùa hè nước dâng cao khiến động của nó chìm xuống nước. Đối với ngựa thảo nguyên, đây là cạm bẫy đáng ghét nhất. Cũng may cái động này không sâu lắm, con ngựa không bị trẹo chân. Nó rút chân ra, đứng thẳng dậy rồi cùng mấy con Ngao Tạng lấy răng cắn áo cha tôi lôi lên bờ. Cha tôi cảm động vô cùng. Tuy nước sông không sâu lắm, cha tôi lại biết bơi nên không thể chết đuổi được, nhưng cha tôi vẫn cho rằng chúng đã cứu mạng ông. Mấy con chó và ngựa thì cho rằng sông nước tuy không sâu, nhưng chảy xiết, người ngã xuống nước cũng như hòn đá ném xuống nước, chỉ có thể rơi tõm xuống đáy sông, vì chúng chưa từng thấy trên thảo nguyên có người biết bơi. Bảy tám con Ngao Tạng và con ngựa thở hổn hển. Chúng thấy thật là may mắn, nhìn cha tôi cười cười chúc mừng ông đã nhặt được mạng về.
2 quân nhân theo sau cha tôi qua sông thấy làm lạ hỏi: “Anh quen biết những con chó này sao?” Cha tôi trả lời: “Không quen.” 1 người khác hỏi: “Thế con ngựa? Anh đã từng cưỡi con ngựa này?” Cha tôi trả lời: “Không phải ngựa của chúng tôi. Ngựa của chúng tôi là ngựa quân đội màu hồng tía, còn ngựa này mượn của tù trưởng bộ lạc.” Cha tôi hiểu ra: “Con ngựa xám là con ngựa có linh tính, sức chịu đựng dẻo dai, tốc độ chạy rất nhanh. Khi nó phi nước đại, mấy con ngựa ngoại lai của quân đội này tuyệt đối không phải đối thủ của nó.” 1 ý nghĩ theo tiếng hí dài của con ngựa xám lóe lên trong óc cha tôi: “Hay ta cưỡi con ngựa này chạy trốn? Ta chạy về chùa Chia-cu Tây xem sao? Ta phải biết 7 đứa trẻ Ama Thượng, con Cang-rư-sân-cơ và con Ngao đen Na-rư hiện ra sao.”
1 khi ý tưởng táo bạo của cha tôi đã hình thành thì nó tác động ngay đến thói quen của ông: hễ có ý tưởng là phải hành động ngay. Như cha tôi đã từng tự cho rằng mình là 1 con Ngao Tạng, do dự nhìn trước ngó sau không phải là bản tính của ông. Cha tôi luôn nhằm 1 phía mà tiến như 1 câu trong bài hát đang thịnh hành lúc đó: “Tiến lên! Tiến lên! Đội ngũ chúng ta hướng về mặt trời mà tiến!” Lúc này cha tôi hướng về phía mặt trời phi như bay. Chạy được khoảng 15 phút, 2 quân nhân và bảy tám con Ngao Tạng đã ở tít phía sau không nhìn thấy nữa. Cha tôi rẽ sang 1 lối khác, men theo chân dốc 1 ngọn đồi cỏ quay về đường cũ. Rất nhanh, cha tôi đã đến được con sông ông vừa rơi xuống.
Cha tôi ngạc nhiên vô cùng khi thấy Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao và lũ chó đang chờ ông ở đó. Dường như chúng là con giun trong bụng cha tôi, biết tỏng tòng tong mưu ma quỷ kế của cha tôi. Sự thực đấy phải là công lao của các ngọn gió. Gió trên thảo nguyên không hẳn cố định là gió Đông hay gió Tây, mà thay đổi thất thường. Gió Tây thổi từ dốc đồi cỏ đến vũng nước đồng cỏ biến thành gió Đông. Gió Đông, Tây, Nam, Bắc đều có thể đổi hướng trong cùng 1 thời gian. Hơn nữa gió thổi theo người đi. Anh đi hướng nào, gió theo anh thổi hướng đó. Những con Ngao Tạng đang đuổi theo cha tôi bỗng không đuổi nữa, vì ngọn gió báo cho chúng biết cha tôi đã lại quay về đường cũ rồi. Duy chỉ có 2 quân nhân vẫn ra sức đuổi, đuổi đến khi cho rằng cha tôi mất tích rồi mới thôi.
Chó Ngao Tây Tạng - Phần 9 Cha tôi cưỡi con ngựa xám dưới sự tiền hô hậu ủng của đoàn vệ sĩ Ngao Tạng cầm đầu là Ngao Vương quay trở về đường cũ. Đi chưa được 1 giờ đồng hồ, ông thấy 1 đoàn người cưỡi ngựa từ phía Nam xuống, phi về hướng núi tuyết ở xa. Cha tôi nghĩ: “Họ là người của bộ lạc nào nhỉ? Họ đi đâu?” Đoàn người và ngựa đi khuất không lâu, cha tôi thấy 1 bóng người đi như chạy từ bãi cỏ đến. Cha tôi nghĩ trong bụng: “Người này làm gì đây? Sao trông giống hệt lạt ma gậy sắt Tạng Cha-xi.” Cha tôi đón đầu người ấy, đến gần mới phát hiện quả thật là Tạng Cha-xi, chỉ khác là trong tay ông không cầm gậy sắt tượng trưng cho luật pháp thảo nguyên và ý chí của nhà chùa, mà là 1 cái gậy đánh chó như những kẻ lang thang hay cầm.
Cha tôi ngạc nhiên từ lưng ngựa nhảy xuống. Tạng Cha-xi không giấu nổi niềm bi thương, kéo tay cha tôi: “Thế là tôi lại gặp Hán Cha-xi rồi. Tôi biết mà, thế nào tôi cũng gặp được ông. Tôi đã tìm ông suốt dọc đường.”
Tạng Cha-xi dùng tiếng Hán lưu loát kể cho cha tôi biết nơi ẩn nấp của 7 đứa trẻ Ama Thượng, Cang-rư-sân-cơ và Ngao đen Na-rư, rồi nói: “Đứa trẻ mà cô gái Hán Mây-tô-la-mu đặt cho cái tên Pa-ơ-chiu-chu ấy đã báo cho tướng cướp Chia-ma-chu bộ lạc Mục Mã Hạc biết bí mật 7 đứa trẻ kẻ thù Ama Thượng đang ẩn nấp tại núi tuyết Ang-la rồi. Tôi tin rằng không bao lâu nữa 7 đứa trẻ Ama Thượng sẽ lại rơi vào tay bộ lạc Mục Mã Hạc thôi. 7 đứa trẻ là do ông đem đến thảo nguyên Chia-cu Tây, dù thế nào ông cũng không được bỏ mặc chúng.”
Ngao Vương nghe Tạng Cha-xi nói, bỗng khẽ sủa mấy tiếng.
Cha tôi bực mình nói: “Cái thằng Pa-ơ-chiu-chu này, thật là con quỷ con. Việc hỏng là tại nó.”
"Pa-ơ-chiu-chu chỉ làm theo quy tắc của thảo nguyên trả thù cho người thân của nó. Nhưng thảo nguyên còn 1 quy tắc khác là mạng người có giá, thù cũng có lúc hết. Giá mạng người chăn gia súc là 20 nén bạc. Nhà nó chết mất 2 người, tổng cộng là 40 nén bạc. Mỗi nén bạc tương đương 70 đồng tiền bạc. Vị chi tổng cộng là 2800 đồng tiền bạc. 1 gia đình có từng ấy tiền sẽ sống rất sung túc. Không hiểu sao nó không chịu sống cuộc sống tốt như thế, cứ sống chết đòi đi báo thù. Pa-ơ-chiu-chu dù có báo thù được thì nghèo vẫn hoàn nghèo, việc đó có gì là tốt chứ? Hơn nữa chặt tay 7 thằng bé Ama Thượng cũng không được tính là báo thù, vì không phải cha của 7 đứa chúng nó giết cha và chú của Pa-ơ-chiu-chu. Người nhân từ khi nổi giận có thể đuổi đi ma đói. Người tà ác khi nổi giận lại khiến ma đói đến. Ma đói không có tay, tay của ma đói khi đi ăn xin bị họ chặt mất rồi. Ông nhìn thấy rồi đấy, đoàn kỵ sĩ phi như bay về hướng Tây đó, trong đoàn có người bị hồn ma đói ám vào người. Họ tuân theo lệnh của tù trưởng Ta-cơ-niê-y và tướng cướp Chia-ma-chu đi lùng bắt 7 đứa trẻ Ama Thượng trên núi tuyết Ang-la mang về bộ lạc Mục Mã Hạc ở thảo nguyên Long Bảo Trạch, rồi lấy danh nghĩa thần núi của bộ lạc để xử lý. Chắc chắn là lành ít dữ nhiều. Bọn trẻ sau khi bị chặt tay nếu không được Tạng y Tô-y-thê chữa trị sẽ chết dần chết mòn. Cũng may là đoàn kỵ sĩ không biết mặt tôi, còn hỏi thăm tôi đến núi tuyết Ang-la có đường nào ngắn nhất. Nếu họ biết tôi thì giờ tay của tôi đã không còn nữa rồi.”
Cha tôi cau mày: “Luật pháp của thảo nguyên đâu? Chẳng lẽ họ là luật pháp à?”
Tạng Cha-xi nói: “Còn Cang-rư-sân-cơ khi ở núi tuyết Ang-la liệu vết thương có được chữa khỏi không? Nếu vết thương lành rồi thì với trí tuệ và sự dũng mãnh, nó có thể chứng minh nó thật sự là sư tử núi tuyết không? Điều đó tôi không dám chắc. Tôi cũng không biết có sống sót được không. Tôi muốn tránh những cuộc đánh nhau có nhiều bất lợi cho Cang-rư-sân-cơ. Nhưng tôi chẳng có cách nào. Ốc còn không mang nổi mình ốc. Nói thật lòng tôi không muốn mất đi đôi tay đâu. Người không có tay sống trên thảo nguyên bị coi là tội phạm. Anh có quỳ lạy, người khác cũng không để ý đến. Hán Cha-xi hãy nghe tôi nói, anh không thể cứ thế mà đi. Anh có cách mà, tôi biết. Anh bảo Bạch chủ nhiệm Bạch-mã-u-chinh đứng ra nói lý, nói tốt cho 7 đứa trẻ Ama Thượng, Cang-rư-sân-cơ và cả tôi nữa. Có như vậy số phận của chúng tôi mới không kết cuộc bi thảm.”
Ngao Vương hổ đầu tuyết Ngao không hiểu sao lại sủa thêm mấy tiếng.
Cha tôi nói: “Tôi hiểu Tạng Cha-xi à. Anh không cần nói thêm nữa. Tôi phải đi ngay đây. Đáng lẽ tôi định đến chùa Chia-cu Tây xem 7 đứa trẻ, Cang-rư-sân-cơ và Na-rư, nhưng bây giờ tôi không đi nữa. Tôi phải đi đến thảo nguyên Tô-mi càng nhanh càng tốt. Tạm biệt Tạng Cha-xi nhé. Anh phải bảo trọng đấy, tốt hơn hết là đi thật xa, càng xa càng tốt. Trốn đi, đừng để người của bộ lạc bắt được.”
Tạng Cha-xi vội nói: “Anh đừng vội đi, Hán Cha-xi. Tôi còn 1 chuyện phải cho anh biết. Tôi nhìn thấy người tiễn ma Ta-chư rồi. Hắn ta ẩn mình ở núi tuyết Tan-xiang rất lâu, lâu lắm rồi. Ở đó hắn nung nấu quyết tâm đem lời thề độc phục thù. Chẳng ai biết được lời thề độc và ý nguyên đen tối của hắn có thể trở thành cái gì, chỉ biết hắn đang biến chúng thành hành động. Tôi sợ lắm, Hán Cha-xi, sự xuất hiện đột ngột của người tiễn ma Ta-chư tại thảo nguyên Chia-cu Tây không phải điềm tốt lành. Anh phải cẩn thận đề phòng hắn.”
Cha tôi nhảy lên lưng ngựa, cương quyết để lại sau lưng kẻ lang thang Tạng Cha-xi cùng đôi mắt đầy kỳ vọng. Ông quất ngựa phi theo hướng thảo nguyên Tô-mi, để lại sau lưng 7 8 con Ngao Tạng vẫn báo theo hộ tống ở tít tận xa.
Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao dẫn chúng bạn bám theo cha tôi. Chúng cứ thế bám theo đến tận Hiệp Lan Đạo, nhìn thấy thảo nguyên Tô-mi mênh mông bao la, những con sóng cỏ như sóng biển hết đợt này đến đợt khác mới chịu dừng lại. Đàn chó ngửi thấy mùi nước tiểu của chó lãnh địa thảo nguyên Tô-mi, chúng biết đã đến biên giới thảo nguyên lạ. Nếu tiến thêm nữa sẽ không phù hợp với tập quán hành vi của chúng. Những quy tắc từ cổ xưa tiềm ẩn trong ký ức chúng đã chế ngự chúng chặt chẽ, khiến chúng không thể quên chức trách chó lãnh địa của mình: giữ vững bảo vệ lãnh địa của mình, không xâm phạm lãnh địa của người khác. Trừ khi chủ nhân đưa chúng vào, cũng như 7 đứa trẻ Ama Thượng đem theo Cang-rư-sân-cơ đến thảo nguyên Chia-cu Tây. Còn cha tôi không phải chủ nhân của chúng, chẳng qua là người quen của chủ nhân, là khách của chủ nhân tại thảo nguyên Chia-cu Tây. Điều này những con Ngao Tạng với trách nhiệm chó lãnh địa và hổ đầu Tuyết Ngao với cương vị Ngao Vương hoàn toàn thấu hiểu.
Trên đường về, Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao không nói không rằng. Nó ngẫm nghĩ mãi lời của người đã trở thành kẻ lang thang – Tạng Cha-xi nói với cha tôi. Đương nhiên những lời đó nó không hiểu, nhưng có mấy từ nó quen: núi tuyết Ang-la, 7 đứa trẻ Ama Thượng, Cang-rư-sân-cơ. Những từ ngữ này nó từng nghe con người nhắc đến nhiều lần, hình thành trong đầu nó 1 hình ảnh cố định. Nó xâu chuỗi những hình ảnh đó lại và sắp xếp thành 1 lô-gic chính xác: Núi tuyết Ang-la – 7 đứa trẻ Ama Thượng – Cang-rư-sân-cơ. Nó không ngừng nhìn về núi tuyết Ang-la ở phương xa, nhìn những dãy núi chọc trời phủ đầy tuyết trắng trải dài vô tận. Những ngọn núi màu trắng uống lượn như dòng chảy của sông nước. Cái phương xa đó thật khó hiểu và huyền bí. Tất cả trở thành những cám dỗ đầy thù địch về Cang-rư-sân-cơ, kẻ mà Ngao Vương quyết tâm cắn 1 miếng cho chết kia, đang bình tĩnh đợi nó ở 1 góc nào đó của ngọn núi băng tuyết. Ngao Vương đi nhanh hơn. Theo sát Ngao Vương là con NGao đực xám già và Ngao đen Cô-rư. Chúng có vẻ đã đoán được ý nghĩ của Ngao Vương, phấn chấn hẳn lên, sủa liền mấy tiếng, hệt như dãy núi Ang-la và con Cang-rư-sân-cơ đang thực sự đứng trước mặt chúng vậy.
Hoàng hôn buông xuống, xa xa đã thấy núi vọng gác. Cả ngày Ngao Vương không có gì vào bụng bỗng thấy đói cồn cào. Nó dừng lại, nghểnh cái mũi rộng ra đánh hơi xung quanh. Lũ chó đứng sau cũng đi lên vây quanh nó ra sức ngửi. Sau đó chúng bàn với nhau. Chúng đã đánh hơi thấy mùi mèo rừng và gấu ngựa Tạng. Chúng bàn với nhau xem chén món nào là hợp khẩu vị nhất. Chúng không phát ra tiếng, chỉ dùng nét mặt biểu cảm và động tác thân thể để bàn bạc những vấn đề phức tạp.
Ngao đực xám già cho rằng khoái khẩu nhất là rái cá chó trên cạn. Chao ôi, thịt nó mới mềm vào béo ngậy làm sao, hơn nữa lại dễ bắt, chạy cả ngày mệt mỏi lắm rồi, hà tất phải hao tâm tổn sức vì miếng ăn. Ngao đen Cô-rư thích ăn nhất là mèo rừng. Thịt có của nhiều chất dinh dưỡng, máu của nó thật là ngọt nên rất hấp dẫn con Ngao cái vốn thích vị máu tanh tanh như pha mật. Những con Ngao Tạng khác con thì thích thịt chuột thỏ, con muốn ăn rái cá, chẳng ai thuyết phục được ai, đành nhìn dồn vào Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao.
Ngao Vương ngồi dưới đất với tư thế thật dễ chịu. Nó thè lưỡi ra liếm răng nhiều lần, ý nói: “Các ngươi không ai muốn ăn thịt gấu à? Nhưng ta lại muốn ăn.” Lời nói của Ngao Vương là quyết định cuối cùng, không ai phát biểu thêm ý kiến nữa. “Vâng, thì thịt gấu.” 1 con gấu có biết bao nhiêu là thịt, bao nhiêu là máu, tha hồ mà ăn uống no nê kễnh bụng. Chỉ có điều sẽ vất vả đấy. Xét cho cùng gấu vẫn là gấu. Ngoài bò rừng ra, trên thảo nguyên, trong các loài dã thú, khỏe nhất là gấu.
Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao đứng bật dậy, di nhanh về hướng nó cho rằng gấu ngựa Tạng đang ẩn náu. Mấy con khác cũng nhanh chân theo sau, không ai muốn tụt hậu trong hoàn cảnh này, vì sắp diễn ra cuộc đấu. Đối với Ngao Tạng, ăn uống là bản năng, tranh đấu là bản năng của bản năng. Vì sự trung thành với bản năng của bản năng, chúng thà không ăn không uống. Giờ đây, những con mồi dễ săn bắt trong mùa hè trên thảo nguyên đã bị chúng cha qua không thèm tính đến.
Không ngờ Ngao Vương và sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ lại gặp nhau ở đây. Trong khoảng khắc 4 mắt nhìn thẳng vào nhau, Ca-pao-sân-cơ tức giận suýt kêu lên: “Cớ gì anh can thiệp vào đời sống săn bắt của tôi? Con gấu ngựa này lẩn quẩn bên đàn cừu nhà tôi đã nhiều lần. Tôi rình nó rất lâu rồi. Nó là của tôi, thuộc về tôi, phải để tôi cắn chết nó.” Nhưng ngay lập tức Ca-pao-sân-cơ kiềm chế ngay sự tức giận của mình. Dẫu sao kẻ mà nó nhìn thấy là Ngao Vương đương nhiệm của thảo nguyên Chia-cu Tây, không được phép muốn nổi giận là nổi giận ngay, xúc phạm đến sự tôn nghiêm của Ngao Vương trước mặt những kẻ sùng bái. Đặc biệt là khi nó ý thức được tuy dã tâm của nó ngày càng lớn, nhưng thời cơ thay thế vị trí đó chưa đến, còn xa lắm, vì vậy càng không được để lộ bất kỳ sơ hở nào.
Sự tử trắng Ca-pao-sân-cơ cung kính vểnh đuôi lên hướng về Ngao Vương. Ngao Vương hài lòng cũng dùng đuôi đáp lại. Sau đó nó không rời mắt khỏi con gấu ngựa đang ở không xa. Con gấu ngựa cũng đã nhìn thấy đàn Ngao Tạng.
4 chân của Ca-pao-sân-cơ có tính đàn hồi thật tuyệt vời. Nó lăng xăng chạy đến đứng sát Ngao Vương. Ngao Vương liếc mắt nhìn, thấy vai của nó sát với vai mình, không còn phân trước sau nữa, lập tức cảm thấy không vui. “Hừm! Con Ngao Tạng nào dám cả gan có cử chỉ như vậy, đặc biệt trước mặt 1 địch thủ lớn mạnh?” Vị trí của bất kỳ 1 con Ngao Tạng nào cũng không được phép vượt quá mông của Ngao Vương, trừ khi Ngao Vương cho phép chúng đến gần. Ngao Vương nhăn nhăn chiếc mũi, báo cho sư tử trắng biết nó đang đứng ở vị trí khá nguy hiểm đấy, phải lùi ra đằng sau 1 chút. Sử tử trắng hơi ngỡ ngàng. Nó cũng ngạc nhiên: “Sao mình lại đứng ở cái chỗ không nên đứng này?” Nó thực sự không chú ý, nghĩa là trong sự vô tình này nó đã lộ ra dã tâm muốn bằng vai phải lứa với Ngao Vương. Nó hơi lo lắng, nhưng cũng không lùi
Để các tù trưởng và quản gia các bộ lạc được mời đến dự nghi lễ hình phạt chặt tay không bị cụt hứng, tù trưởng bộ lạc Mục Mã Hạc Ta-cơ-niê-y mời mọi người vào nhà bạt rộng lớn trang trí đầy màu sắc bên bờ sông Dã-la, rồi đích thân tù trưởng cưỡi ngựa đến chùa Chia-cu Tây mời phật sống Tan-Trân đến uống trà ăn thịt. Trong lúc mọi người đang ăn uống, hội nghị liên minh các bộ lạc thảo nguyên Chia-cu Tây cũng bắt đầu.
Phật sống Tan-Trân nói: “Nhà chùa có 1 lạt ma phản nghịch. Nó đưa người xông lên đài hành hình cướp 7 kẻ thù Ama Thượng và Cang-rư-sân-cơ. Tôi thật không dám nhìn mặt các vị nữa. Để tạ tội với các vị, tôi đã khai trừ kẻ lạt ma gậy sắt đó vì đã vi phạm quy định của nhà chùa. Phạt hắn suốt đời không được làm lạt ma nữa.” Các tù trưởng ngồi xếp bằng trên thảm đều đưa mắt nhìn nhau.
Tù trưởng Xua-lang-uang-tuôi của bộ lạc sông Dã-la nói: “Hóa ra lạt ma đến làm náo loạn quấy phá không phải do nhà chùa sai đến? Thế thì ta yên tâm rồi. Phật gia ngài quyết định thật sang suốt. Lạt ma như vậy quyết không nên giữ lại trong chùa.” Tù trưởng bộ lạc Mục Mã Hạc Ta-cơ-niê-y tiếp lời: “Tôi đã bảo mà, nhà chùa sao có thể làm như vậy. Hóa ra không liên quan đến phật sống Tan-Trân. Thế thì dễ giải quyết rồi. Những kẻ xấm phạm phải trả giá theo quy định của thảo nguyên. Kẻ thù Ama Thượng đã thua trong cuộc vật nhau 1 chọi 1 thì nhất định phải bị chặt tay rồi đuổi khỏi thảo nguyên Chia-cu Tây. Người của Ama Thượng chạy theo Mã Bộ Phương. Họ Mã là ma quỷ. Chạy theo ma quỷ cũng là ma quỷ. Chặt tay của ma quỷ, chúng sẽ không hại được người của thảo nguyên Chia-cu Tây nữa. Còn con chó đực sư đầu tên Cang-rư-sân-cơ kia, nếu quả thật nó là sư tử núi tuyết chuyển thế, thì trước hết nó phải được tất cả các con Ngao Tạng thừa nhận. Những Ngao Tạng của thảo nguyên Chia-cu Tây liệu có thừa nhận nó không? Còn Hán bồ tát, người tự xưng đã cứu 2 mạng chó, theo tôi chúng ta phải đặt vấn đề nghi ngờ. Liệu người ấy có phải do thảo nguyên Ama Thượng cử đến không? Sao người ấy có thể tự ý chạy lên đài hành hình can thiệp vào việc của các bộ lạc thảo nguyên Ama Thượng chứ?”
Mọi người gật đầu tán thưởng lời nói của 2 vị tù trưởng.
Phật sống Tan-Trân nói: “Thần núi A-ni-ma-chinh báo mộng cho lạt ma già Tuân-ca, nói Cang-rư-sân-cơ tính mạng đang gặp nguy hiểm, nhất định phải cứu mạng nó, vì kiếp trước nó là sư tử núi tuyết A-ni-ma-chinh, từng bảo vệ tất cả tăng lữ tu hành trên núi. Điều này đúng trăm phần trăm, vị lạt ma già Tuân-ca không bao giờ nói dối. 1 con chó quý có duyện với Phật theo 1 người Hán đến thảo nguyên Chia-cu Tây, chẳng lẽ người Hán đó lại là hóa thân của ma quỷ? Là gián điệp của Ama Thượng? Không, anh ta là con người cát tường đem lại may mắn. Anh ta liều mạng cứu và bảo vệ Cang-rư-sân-cơ, hơn nữa lại dùng sức mạnh thần kỳ khiến 1 con chó lãnh địa thảo nguyên Chia-cu Tây chúng ta chết đi sống lại. Mà con chó được anh ta cứu sống lại chính là con Ngao đen Na-rư suýt cắn chết anh ta. Vị thánh vĩ đại Mi-la-rư-pa của chúng ta từng nói: “Thái độ đối với thảo nguyên chính là thái độ với gia súc. Thái độ với chó chính là thái độ với người.” Lời nói trí tuệ này khiến ta nghĩ thái độ người Hán này đối với Ngao Tạng cũng chính là thái độ đối với chúng ta. Chẳng lẽ chúng ta lại đối xử với 1 người bạn như đối xử với kẻ thù ư? Ta thỉnh cầu các vị hãy tin lời ta nói. Bồ tát lấy việc thiện làm gốc, lấy từ bi ôm ấp trong lòng. Việc làm của người Hán này chính là việc làm của bồ tát. Vì tương lai của thảo nguyên Chia-cu Tây, chúng ta nhất định phải tiếp nhận anh ta.”
Mọi người gật đầu, nhận thấy lời của phật sống Tan-Trân không sai.
Ai nấy đều tỏ rõ thái độ của mình. Cuối cùng, hội nghị liên minh đi đến thống nhất, đưa ra 3 quyết định: 1 là kiên quyết không tha cho 7 kẻ thù Ama Thượng. Phải thực hiện hình phạt chặt tay với chúng rồi đuổi chúng khỏi thảo nguyên Chia-cu Tây. 2 là tìm kiếm Tạng Cha-xi đã bị đuổi khỏi chùa để chặt 2 tay của hắn, phạt hắn trở thành “tha-ua” lang thang, tất cả các bộ lạc đều không được thu nhận. 3 là sau khi vết thương của Cang-rư-sân-cơ lành hẳn, nó phải dùng sự dũng mãnh và trí tuệ của mình để chứng minh nó là sư tử núi tuyết cự phách. Nếu không chứng minh được, nó không được phép sống tại thảo nguyên Chia-cu Tây. Còn người Hán đó, theo lời phật sống Tan-Trân, thừa nhận anh ta là Hán bồ tát, nhưng anh ta không được nhúng tay vào việc của thảo nguyên và bộ lạc. Nghĩa là không những vẫn phải chặt tay 7 đứa trẻ Ama Thượng, cuộc chiến giữa Cang-rư-sân-cơ và con Ngao Tạng ưu tú nhất của thảo nguyên Chia-cu Tây vẫn phải diễn ra, vì hầu như tất cả các tù trưởng đều cho rằng, nếu Cang-rư-sân-cơ là sư tử núi tuyết thì nhất định nó phải bách chiến bách thắng. Trên thảo nguyên không 1 con người nào, không 1 Ngao Tạng nào không phải trải qua sự chinh phục về thể xác hoặc tinh thần mà có thể giành lấy địa vị, được tôn sùng và hưởng danh dự cao quý.
Dự hội nghị liên minh các bộ lạc về đến chùa Chia-cu Tây thì trời đã tối, phật sống Tan-Trân đến thẳng Minh Vương điện Mật tông, tọa lạc ở nơi cao nhất chùa Chia-cu Tây ngồi tụng kinh. Phật sống tụng niệm không biết bao nhiều lần. Ông cầu xin phù hộ cho sư tử núi tuyết, mong Cang-rư-sân-cơ chóng bình phục, sau khi bình phục sẽ giành chiến thắng khi chiến đấu. Vì quy định của thảo nguyên là như vậy. Chỉ có kẻ chiến thắng mới được người và Ngao Tạng tiếp nhận.
Khi tỉnh dậy cha tôi thấy mình nằm trên giường của Lý Ni-ma, trong nhà không có một ai. Cửa và cửa sổ đều mở toang. Cảnh sắc bình minh lướt qua cửa sổ bé nhỏ. Thảo nguyên mênh mông và núi tuyết uốn lượn trải dài cô đọng trong ánh bình minh tươi sang tựa như ngọc trắng. Cha tôi hít mạnh 1 hơi khí trời đậm mùi thơm của đồng cỏ. Ông bật dậy, đi giày vào và với tâm trạng phấn khởi, bước ra ngoài cửa.
Bạch chủ nhiệm Bạch-mã-u-chinh và Lý Ni-ma đứng trên bậc them nhà vọng gác đang nói gì đó. Cách 2 người 1 quãng, không xa chuồng ngựa là 2 quân nhân dắt theo 3 con ngựa đứng đó.
Cha tôi hỏi: “Sao tôi lại ngủ ở đây nhỉ? Tôi đi đây. Tôi phải đến xem 7 đứa trẻ Ama Thượng và Cang-rư-sân-cơ, cả Ngao đen Na-rư ra sao rồi.” Bạch chủ nhiệm giữ chặt lấy cha tôi: “Anh không được đến nhà chùa nữa. Anh phải rời khỏi thảo nguyên Chia-cu Tây ngay hôm nay.” Cha tôi ngạc nhiên, mãi mới nhớ ra buổi nói chuyện của Bạch chủ nhiệm tối qua. Ông liếc nhìn 2 quân nhân vác súng nói: “Nếu tôi không đi thì sao?” Bạch chủ nhiệm nói: “Chúng tôi sẽ trói anh lại, áp giải đến tổng bộ Tô-mi.” Cha tôi thở dài. Ông đành thỏa hiệp nói: “Thì cũng phải để tôi đi chào mọi người đã chứ. Tôi chưa trị vết thương ở chùa từng ấy ngày, bây giờ phủi tay là đi, không chào hỏi ai, người ta sẽ nói người Hán chúng ta không có chút tình nghĩa.” Bạch chủ nhiệm nói: “Sau khi anh đi, tôi sẽ thay mặt ủy ban công tác đích thân đến chùa cảm ơn phật sống Tan-Trân.” Cha tôi khất lần: “Thì cũng phải cho tôi ăn sáng đã chứ.” Bạch chủ nhiệm nói: “Ăn trên đường. Họ mang rất nhiều thức ăn, có bánh pho mát bơ, có váng sữa, đủ để anh không sợ đói.” Cha tôi thấy không còn cách nào, đành nói to: “Tôi thấy thái độ của các anh đối với tôi là sai lầm.” Bạch chủ nhiệm nói: “Tôi bảo cho anh biết, nếu việc này xảy ra với tôi, tôi cũng sẽ không đi. Nhưng xảy ra với người khác, tôi dứt khoát phải đưa họ đi. Vì tôi có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho bất kỳ người nào, không để xảy ra chuyện gì.” Cha tôi cố thuyết phục: “Tôi đã là Hán bồ tát, còn xảy ra chuyện gì chứ?” Bạch chủ nhiệm nói: “Vạn nhất có chuyện thì sao? Anh đã can dự vào mâu thuẫn bộ lạc, ai dám đảm bảo không có người thù hận anh?” Nói xong Bạch chủ nhiệm vẫy 2 quân nhân lại: “Mau xuất phát đi. Trên đường cẩn thận, đến Tô-mi nhất định phải bàn giao đồng chí này cho lãnh đạo tổng bộ.”
Mặt trời đã ló ra. Phía đông núi tuyết trở thành núi vàng, phía tây lại càng trắng sang long lanh. Thảo nguyên mênh mông cùng 1 nửa màu cỏ vàng, 1 nửa màu cỏ bạc. Cỏ vàng cỏ bạc thi nhau nhảy múa như những dãi lụa phất phơ theo gió, bay đến vô tận.
Cha tôi cưỡi trên con ngựa màu xám, 2 quân nhân cưỡi 2 con ngựa hồng tía đi theo sau. Ngựa hồng tía là ngựa trong quân đội, ủy ban công tác mang vào khi đóng tại thảo nguyên Chia-cu Tây. Còn ngựa xám là ngựa của thảo nguyên, mượn của bộ lạc để đưa cha tôi về. Tù trưởng Xuô-lang-uang-tuôi của bộ lạc sông Dã-la thấy Lý Ni-ma đến mượn ngựa nói cha tôi, tức Hán Cha-xi, Hán bồ tát cần, bèn chọn trong đàn ngựa 1 con thuần tính đưa cho Lý Ni-ma và nhắc đi nhắc lại: “Mượn gì chứ. Ngựa của Hán Cha-xi bị chó lãnh địa Ngao đen Na-rư của Chia-cu Tây cắn chết, đáng ra thảo nguyên Chia-cu Tây phải bồi thường mới phải. Cứ giữ lấy con ngựa này để anh ta cưỡi, không cần trả, dứt khoát không cần trả đâu.” Lý Ni-ma không kể lại cho cha tôi nghe. Cha tôi không biết ông đang cưỡi con ngựa tốt mà tù trưởng Xua-lang-uang-tuôi từng cưỡi. Cha tôi chỉ cảm thấy hơi lạ: sao những con chó lãnh địa cha tôi gặp trên đường đều tỏ ra kính nể con ngựa xám. Từ xa thấy nó chúng đã chạy đến, đứng cách mươi bước cung kính vẫy đuôi. Đợi cho con ngựa xám đi xa, trong bầy chó lãnh địa tách ra khoảng 7-8 con, dưới sự dẫn dắt của Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao, như 1 đoàn vệ sĩ đi theo cha tôi. Đúng vậy, chúng là những vệ sĩ. Chúng đang hộ tống đoàn người ngựa. Chúng biết rõ hơn cả người và ngựa trên thảo nguyên tĩnh mịch bao la này, không chừng có những con mãnh thú như sói hoặc gấu, báo thường mai phục sau đồi cỏ, bất ngờ tấn công người.
Lúc đó cha tôi còn chưa biết con dẫn đầu đoàn hộ tống, hổ đầu Tuyết Ngao chính là Ngao Vương của thảo nguyên Chia-cu Tây. Cha tôi lại càng không biết sở dĩ Ngao Vương không để những con chó lãnh địa khác thực thi công vụ mà đích thân nó hộ tống, ngoài sự kính trọng con ngựa xám của tù trưởng như kính trọng chính tù trưởng ra, còn 1 lý do khác. Nó muốn biết Cang-rư-sân-cơ hiện đang ở đâu. Đêm qua nó đã dẫn con Ngao đực xám già và Ngao đen Cô-rư đến chùa Chia-cu Tây. Nó tìm kiếm khắp mọi ngóc ngách trong chùa nhưng không đánh hơi thấy tung tích con Cang-rư-sân-cơ. Nó bèn mở rộng phạm vi tìm kiếm, rốt cuộc tìm khắp núi vọng gác vẫn không thấy. Điều khiến Ngao Vương lấy làm lạ là sáng nay nó thấy cha tôi cưỡi trên lưng con ngựa của tù trưởng Xuô-lang-uang-tuôi. “Người ấy cưỡi con ngựa của tù trưởng đi đâu nhỉ? Người ấy gần như là chủ nhân của Cang-rư-sân-cơ rồi, hay là Cang-rư-sân-cơ thất lạc rồi? Người ấy cũng đang đi tìm nó?” Theo bản năng, Ngao Vương biết cứ bám sát cha tôi rồi sẽ tìm được Cang-rư-sân-cơ. Bằng những bước đi kiên định, nó báo cho lũ bạn biết: “Phải bảo vệ tốt người này. Đó là đầu mối duy nhất để chúng ta tìm ra Cang-rư-sân-cơ.” Nhưng cha tôi lại cho rằng những con Ngao Tạng kính trọng con ngựa xám, đương nhiên cũng phải kính trọng người cưỡi trên con ngựa. Chúng bảo vệ mình tận tụy chỉ vì đó là bổn phận của chó lãnh địa.
3 người men theo sông Dã-la hướng về phía trước mà đi. Con ngựa xám luôn lội xuống nước để dòng nước mát lạnh làm dịu đi cái nóng bức ở chân do đi nhiều. Đang đi bỗng nhiên Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao gầm lên 1 tiếng lớn, nhắc nhở con ngựa xám mau lên bờ. Nó đã đánh hơi thấy mối nguy hiểm ẩn dưới nước. Con ngựa xám kiêu ngạo không nghe, cứ tiếp tục đi. Chưa đi được mấy bước chân nó dẫm vào động của chồn nước. Bị mất thăng bằng, nó nghiêng người, cha tôi bị hất ngã xuống nước. Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao kêu lên, nhảy xuống nước đầu tiên. Những con Ngao Tạng khác cũng nhảy theo, lấy răng kéo cha tôi. Động của con chồn nước bình thường ở trên bờ, nhưng mùa hè nước dâng cao khiến động của nó chìm xuống nước. Đối với ngựa thảo nguyên, đây là cạm bẫy đáng ghét nhất. Cũng may cái động này không sâu lắm, con ngựa không bị trẹo chân. Nó rút chân ra, đứng thẳng dậy rồi cùng mấy con Ngao Tạng lấy răng cắn áo cha tôi lôi lên bờ. Cha tôi cảm động vô cùng. Tuy nước sông không sâu lắm, cha tôi lại biết bơi nên không thể chết đuổi được, nhưng cha tôi vẫn cho rằng chúng đã cứu mạng ông. Mấy con chó và ngựa thì cho rằng sông nước tuy không sâu, nhưng chảy xiết, người ngã xuống nước cũng như hòn đá ném xuống nước, chỉ có thể rơi tõm xuống đáy sông, vì chúng chưa từng thấy trên thảo nguyên có người biết bơi. Bảy tám con Ngao Tạng và con ngựa thở hổn hển. Chúng thấy thật là may mắn, nhìn cha tôi cười cười chúc mừng ông đã nhặt được mạng về.
2 quân nhân theo sau cha tôi qua sông thấy làm lạ hỏi: “Anh quen biết những con chó này sao?” Cha tôi trả lời: “Không quen.” 1 người khác hỏi: “Thế con ngựa? Anh đã từng cưỡi con ngựa này?” Cha tôi trả lời: “Không phải ngựa của chúng tôi. Ngựa của chúng tôi là ngựa quân đội màu hồng tía, còn ngựa này mượn của tù trưởng bộ lạc.” Cha tôi hiểu ra: “Con ngựa xám là con ngựa có linh tính, sức chịu đựng dẻo dai, tốc độ chạy rất nhanh. Khi nó phi nước đại, mấy con ngựa ngoại lai của quân đội này tuyệt đối không phải đối thủ của nó.” 1 ý nghĩ theo tiếng hí dài của con ngựa xám lóe lên trong óc cha tôi: “Hay ta cưỡi con ngựa này chạy trốn? Ta chạy về chùa Chia-cu Tây xem sao? Ta phải biết 7 đứa trẻ Ama Thượng, con Cang-rư-sân-cơ và con Ngao đen Na-rư hiện ra sao.”
1 khi ý tưởng táo bạo của cha tôi đã hình thành thì nó tác động ngay đến thói quen của ông: hễ có ý tưởng là phải hành động ngay. Như cha tôi đã từng tự cho rằng mình là 1 con Ngao Tạng, do dự nhìn trước ngó sau không phải là bản tính của ông. Cha tôi luôn nhằm 1 phía mà tiến như 1 câu trong bài hát đang thịnh hành lúc đó: “Tiến lên! Tiến lên! Đội ngũ chúng ta hướng về mặt trời mà tiến!” Lúc này cha tôi hướng về phía mặt trời phi như bay. Chạy được khoảng 15 phút, 2 quân nhân và bảy tám con Ngao Tạng đã ở tít phía sau không nhìn thấy nữa. Cha tôi rẽ sang 1 lối khác, men theo chân dốc 1 ngọn đồi cỏ quay về đường cũ. Rất nhanh, cha tôi đã đến được con sông ông vừa rơi xuống.
Cha tôi ngạc nhiên vô cùng khi thấy Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao và lũ chó đang chờ ông ở đó. Dường như chúng là con giun trong bụng cha tôi, biết tỏng tòng tong mưu ma quỷ kế của cha tôi. Sự thực đấy phải là công lao của các ngọn gió. Gió trên thảo nguyên không hẳn cố định là gió Đông hay gió Tây, mà thay đổi thất thường. Gió Tây thổi từ dốc đồi cỏ đến vũng nước đồng cỏ biến thành gió Đông. Gió Đông, Tây, Nam, Bắc đều có thể đổi hướng trong cùng 1 thời gian. Hơn nữa gió thổi theo người đi. Anh đi hướng nào, gió theo anh thổi hướng đó. Những con Ngao Tạng đang đuổi theo cha tôi bỗng không đuổi nữa, vì ngọn gió báo cho chúng biết cha tôi đã lại quay về đường cũ rồi. Duy chỉ có 2 quân nhân vẫn ra sức đuổi, đuổi đến khi cho rằng cha tôi mất tích rồi mới thôi.
Chó Ngao Tây Tạng - Phần 9 Cha tôi cưỡi con ngựa xám dưới sự tiền hô hậu ủng của đoàn vệ sĩ Ngao Tạng cầm đầu là Ngao Vương quay trở về đường cũ. Đi chưa được 1 giờ đồng hồ, ông thấy 1 đoàn người cưỡi ngựa từ phía Nam xuống, phi về hướng núi tuyết ở xa. Cha tôi nghĩ: “Họ là người của bộ lạc nào nhỉ? Họ đi đâu?” Đoàn người và ngựa đi khuất không lâu, cha tôi thấy 1 bóng người đi như chạy từ bãi cỏ đến. Cha tôi nghĩ trong bụng: “Người này làm gì đây? Sao trông giống hệt lạt ma gậy sắt Tạng Cha-xi.” Cha tôi đón đầu người ấy, đến gần mới phát hiện quả thật là Tạng Cha-xi, chỉ khác là trong tay ông không cầm gậy sắt tượng trưng cho luật pháp thảo nguyên và ý chí của nhà chùa, mà là 1 cái gậy đánh chó như những kẻ lang thang hay cầm.
Cha tôi ngạc nhiên từ lưng ngựa nhảy xuống. Tạng Cha-xi không giấu nổi niềm bi thương, kéo tay cha tôi: “Thế là tôi lại gặp Hán Cha-xi rồi. Tôi biết mà, thế nào tôi cũng gặp được ông. Tôi đã tìm ông suốt dọc đường.”
Tạng Cha-xi dùng tiếng Hán lưu loát kể cho cha tôi biết nơi ẩn nấp của 7 đứa trẻ Ama Thượng, Cang-rư-sân-cơ và Ngao đen Na-rư, rồi nói: “Đứa trẻ mà cô gái Hán Mây-tô-la-mu đặt cho cái tên Pa-ơ-chiu-chu ấy đã báo cho tướng cướp Chia-ma-chu bộ lạc Mục Mã Hạc biết bí mật 7 đứa trẻ kẻ thù Ama Thượng đang ẩn nấp tại núi tuyết Ang-la rồi. Tôi tin rằng không bao lâu nữa 7 đứa trẻ Ama Thượng sẽ lại rơi vào tay bộ lạc Mục Mã Hạc thôi. 7 đứa trẻ là do ông đem đến thảo nguyên Chia-cu Tây, dù thế nào ông cũng không được bỏ mặc chúng.”
Ngao Vương nghe Tạng Cha-xi nói, bỗng khẽ sủa mấy tiếng.
Cha tôi bực mình nói: “Cái thằng Pa-ơ-chiu-chu này, thật là con quỷ con. Việc hỏng là tại nó.”
"Pa-ơ-chiu-chu chỉ làm theo quy tắc của thảo nguyên trả thù cho người thân của nó. Nhưng thảo nguyên còn 1 quy tắc khác là mạng người có giá, thù cũng có lúc hết. Giá mạng người chăn gia súc là 20 nén bạc. Nhà nó chết mất 2 người, tổng cộng là 40 nén bạc. Mỗi nén bạc tương đương 70 đồng tiền bạc. Vị chi tổng cộng là 2800 đồng tiền bạc. 1 gia đình có từng ấy tiền sẽ sống rất sung túc. Không hiểu sao nó không chịu sống cuộc sống tốt như thế, cứ sống chết đòi đi báo thù. Pa-ơ-chiu-chu dù có báo thù được thì nghèo vẫn hoàn nghèo, việc đó có gì là tốt chứ? Hơn nữa chặt tay 7 thằng bé Ama Thượng cũng không được tính là báo thù, vì không phải cha của 7 đứa chúng nó giết cha và chú của Pa-ơ-chiu-chu. Người nhân từ khi nổi giận có thể đuổi đi ma đói. Người tà ác khi nổi giận lại khiến ma đói đến. Ma đói không có tay, tay của ma đói khi đi ăn xin bị họ chặt mất rồi. Ông nhìn thấy rồi đấy, đoàn kỵ sĩ phi như bay về hướng Tây đó, trong đoàn có người bị hồn ma đói ám vào người. Họ tuân theo lệnh của tù trưởng Ta-cơ-niê-y và tướng cướp Chia-ma-chu đi lùng bắt 7 đứa trẻ Ama Thượng trên núi tuyết Ang-la mang về bộ lạc Mục Mã Hạc ở thảo nguyên Long Bảo Trạch, rồi lấy danh nghĩa thần núi của bộ lạc để xử lý. Chắc chắn là lành ít dữ nhiều. Bọn trẻ sau khi bị chặt tay nếu không được Tạng y Tô-y-thê chữa trị sẽ chết dần chết mòn. Cũng may là đoàn kỵ sĩ không biết mặt tôi, còn hỏi thăm tôi đến núi tuyết Ang-la có đường nào ngắn nhất. Nếu họ biết tôi thì giờ tay của tôi đã không còn nữa rồi.”
Cha tôi cau mày: “Luật pháp của thảo nguyên đâu? Chẳng lẽ họ là luật pháp à?”
Tạng Cha-xi nói: “Còn Cang-rư-sân-cơ khi ở núi tuyết Ang-la liệu vết thương có được chữa khỏi không? Nếu vết thương lành rồi thì với trí tuệ và sự dũng mãnh, nó có thể chứng minh nó thật sự là sư tử núi tuyết không? Điều đó tôi không dám chắc. Tôi cũng không biết có sống sót được không. Tôi muốn tránh những cuộc đánh nhau có nhiều bất lợi cho Cang-rư-sân-cơ. Nhưng tôi chẳng có cách nào. Ốc còn không mang nổi mình ốc. Nói thật lòng tôi không muốn mất đi đôi tay đâu. Người không có tay sống trên thảo nguyên bị coi là tội phạm. Anh có quỳ lạy, người khác cũng không để ý đến. Hán Cha-xi hãy nghe tôi nói, anh không thể cứ thế mà đi. Anh có cách mà, tôi biết. Anh bảo Bạch chủ nhiệm Bạch-mã-u-chinh đứng ra nói lý, nói tốt cho 7 đứa trẻ Ama Thượng, Cang-rư-sân-cơ và cả tôi nữa. Có như vậy số phận của chúng tôi mới không kết cuộc bi thảm.”
Ngao Vương hổ đầu tuyết Ngao không hiểu sao lại sủa thêm mấy tiếng.
Cha tôi nói: “Tôi hiểu Tạng Cha-xi à. Anh không cần nói thêm nữa. Tôi phải đi ngay đây. Đáng lẽ tôi định đến chùa Chia-cu Tây xem 7 đứa trẻ, Cang-rư-sân-cơ và Na-rư, nhưng bây giờ tôi không đi nữa. Tôi phải đi đến thảo nguyên Tô-mi càng nhanh càng tốt. Tạm biệt Tạng Cha-xi nhé. Anh phải bảo trọng đấy, tốt hơn hết là đi thật xa, càng xa càng tốt. Trốn đi, đừng để người của bộ lạc bắt được.”
Tạng Cha-xi vội nói: “Anh đừng vội đi, Hán Cha-xi. Tôi còn 1 chuyện phải cho anh biết. Tôi nhìn thấy người tiễn ma Ta-chư rồi. Hắn ta ẩn mình ở núi tuyết Tan-xiang rất lâu, lâu lắm rồi. Ở đó hắn nung nấu quyết tâm đem lời thề độc phục thù. Chẳng ai biết được lời thề độc và ý nguyên đen tối của hắn có thể trở thành cái gì, chỉ biết hắn đang biến chúng thành hành động. Tôi sợ lắm, Hán Cha-xi, sự xuất hiện đột ngột của người tiễn ma Ta-chư tại thảo nguyên Chia-cu Tây không phải điềm tốt lành. Anh phải cẩn thận đề phòng hắn.”
Cha tôi nhảy lên lưng ngựa, cương quyết để lại sau lưng kẻ lang thang Tạng Cha-xi cùng đôi mắt đầy kỳ vọng. Ông quất ngựa phi theo hướng thảo nguyên Tô-mi, để lại sau lưng 7 8 con Ngao Tạng vẫn báo theo hộ tống ở tít tận xa.
Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao dẫn chúng bạn bám theo cha tôi. Chúng cứ thế bám theo đến tận Hiệp Lan Đạo, nhìn thấy thảo nguyên Tô-mi mênh mông bao la, những con sóng cỏ như sóng biển hết đợt này đến đợt khác mới chịu dừng lại. Đàn chó ngửi thấy mùi nước tiểu của chó lãnh địa thảo nguyên Tô-mi, chúng biết đã đến biên giới thảo nguyên lạ. Nếu tiến thêm nữa sẽ không phù hợp với tập quán hành vi của chúng. Những quy tắc từ cổ xưa tiềm ẩn trong ký ức chúng đã chế ngự chúng chặt chẽ, khiến chúng không thể quên chức trách chó lãnh địa của mình: giữ vững bảo vệ lãnh địa của mình, không xâm phạm lãnh địa của người khác. Trừ khi chủ nhân đưa chúng vào, cũng như 7 đứa trẻ Ama Thượng đem theo Cang-rư-sân-cơ đến thảo nguyên Chia-cu Tây. Còn cha tôi không phải chủ nhân của chúng, chẳng qua là người quen của chủ nhân, là khách của chủ nhân tại thảo nguyên Chia-cu Tây. Điều này những con Ngao Tạng với trách nhiệm chó lãnh địa và hổ đầu Tuyết Ngao với cương vị Ngao Vương hoàn toàn thấu hiểu.
Trên đường về, Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao không nói không rằng. Nó ngẫm nghĩ mãi lời của người đã trở thành kẻ lang thang – Tạng Cha-xi nói với cha tôi. Đương nhiên những lời đó nó không hiểu, nhưng có mấy từ nó quen: núi tuyết Ang-la, 7 đứa trẻ Ama Thượng, Cang-rư-sân-cơ. Những từ ngữ này nó từng nghe con người nhắc đến nhiều lần, hình thành trong đầu nó 1 hình ảnh cố định. Nó xâu chuỗi những hình ảnh đó lại và sắp xếp thành 1 lô-gic chính xác: Núi tuyết Ang-la – 7 đứa trẻ Ama Thượng – Cang-rư-sân-cơ. Nó không ngừng nhìn về núi tuyết Ang-la ở phương xa, nhìn những dãy núi chọc trời phủ đầy tuyết trắng trải dài vô tận. Những ngọn núi màu trắng uống lượn như dòng chảy của sông nước. Cái phương xa đó thật khó hiểu và huyền bí. Tất cả trở thành những cám dỗ đầy thù địch về Cang-rư-sân-cơ, kẻ mà Ngao Vương quyết tâm cắn 1 miếng cho chết kia, đang bình tĩnh đợi nó ở 1 góc nào đó của ngọn núi băng tuyết. Ngao Vương đi nhanh hơn. Theo sát Ngao Vương là con NGao đực xám già và Ngao đen Cô-rư. Chúng có vẻ đã đoán được ý nghĩ của Ngao Vương, phấn chấn hẳn lên, sủa liền mấy tiếng, hệt như dãy núi Ang-la và con Cang-rư-sân-cơ đang thực sự đứng trước mặt chúng vậy.
Hoàng hôn buông xuống, xa xa đã thấy núi vọng gác. Cả ngày Ngao Vương không có gì vào bụng bỗng thấy đói cồn cào. Nó dừng lại, nghểnh cái mũi rộng ra đánh hơi xung quanh. Lũ chó đứng sau cũng đi lên vây quanh nó ra sức ngửi. Sau đó chúng bàn với nhau. Chúng đã đánh hơi thấy mùi mèo rừng và gấu ngựa Tạng. Chúng bàn với nhau xem chén món nào là hợp khẩu vị nhất. Chúng không phát ra tiếng, chỉ dùng nét mặt biểu cảm và động tác thân thể để bàn bạc những vấn đề phức tạp.
Ngao đực xám già cho rằng khoái khẩu nhất là rái cá chó trên cạn. Chao ôi, thịt nó mới mềm vào béo ngậy làm sao, hơn nữa lại dễ bắt, chạy cả ngày mệt mỏi lắm rồi, hà tất phải hao tâm tổn sức vì miếng ăn. Ngao đen Cô-rư thích ăn nhất là mèo rừng. Thịt có của nhiều chất dinh dưỡng, máu của nó thật là ngọt nên rất hấp dẫn con Ngao cái vốn thích vị máu tanh tanh như pha mật. Những con Ngao Tạng khác con thì thích thịt chuột thỏ, con muốn ăn rái cá, chẳng ai thuyết phục được ai, đành nhìn dồn vào Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao.
Ngao Vương ngồi dưới đất với tư thế thật dễ chịu. Nó thè lưỡi ra liếm răng nhiều lần, ý nói: “Các ngươi không ai muốn ăn thịt gấu à? Nhưng ta lại muốn ăn.” Lời nói của Ngao Vương là quyết định cuối cùng, không ai phát biểu thêm ý kiến nữa. “Vâng, thì thịt gấu.” 1 con gấu có biết bao nhiêu là thịt, bao nhiêu là máu, tha hồ mà ăn uống no nê kễnh bụng. Chỉ có điều sẽ vất vả đấy. Xét cho cùng gấu vẫn là gấu. Ngoài bò rừng ra, trên thảo nguyên, trong các loài dã thú, khỏe nhất là gấu.
Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao đứng bật dậy, di nhanh về hướng nó cho rằng gấu ngựa Tạng đang ẩn náu. Mấy con khác cũng nhanh chân theo sau, không ai muốn tụt hậu trong hoàn cảnh này, vì sắp diễn ra cuộc đấu. Đối với Ngao Tạng, ăn uống là bản năng, tranh đấu là bản năng của bản năng. Vì sự trung thành với bản năng của bản năng, chúng thà không ăn không uống. Giờ đây, những con mồi dễ săn bắt trong mùa hè trên thảo nguyên đã bị chúng cha qua không thèm tính đến.
Không ngờ Ngao Vương và sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ lại gặp nhau ở đây. Trong khoảng khắc 4 mắt nhìn thẳng vào nhau, Ca-pao-sân-cơ tức giận suýt kêu lên: “Cớ gì anh can thiệp vào đời sống săn bắt của tôi? Con gấu ngựa này lẩn quẩn bên đàn cừu nhà tôi đã nhiều lần. Tôi rình nó rất lâu rồi. Nó là của tôi, thuộc về tôi, phải để tôi cắn chết nó.” Nhưng ngay lập tức Ca-pao-sân-cơ kiềm chế ngay sự tức giận của mình. Dẫu sao kẻ mà nó nhìn thấy là Ngao Vương đương nhiệm của thảo nguyên Chia-cu Tây, không được phép muốn nổi giận là nổi giận ngay, xúc phạm đến sự tôn nghiêm của Ngao Vương trước mặt những kẻ sùng bái. Đặc biệt là khi nó ý thức được tuy dã tâm của nó ngày càng lớn, nhưng thời cơ thay thế vị trí đó chưa đến, còn xa lắm, vì vậy càng không được để lộ bất kỳ sơ hở nào.
Sự tử trắng Ca-pao-sân-cơ cung kính vểnh đuôi lên hướng về Ngao Vương. Ngao Vương hài lòng cũng dùng đuôi đáp lại. Sau đó nó không rời mắt khỏi con gấu ngựa đang ở không xa. Con gấu ngựa cũng đã nhìn thấy đàn Ngao Tạng.
4 chân của Ca-pao-sân-cơ có tính đàn hồi thật tuyệt vời. Nó lăng xăng chạy đến đứng sát Ngao Vương. Ngao Vương liếc mắt nhìn, thấy vai của nó sát với vai mình, không còn phân trước sau nữa, lập tức cảm thấy không vui. “Hừm! Con Ngao Tạng nào dám cả gan có cử chỉ như vậy, đặc biệt trước mặt 1 địch thủ lớn mạnh?” Vị trí của bất kỳ 1 con Ngao Tạng nào cũng không được phép vượt quá mông của Ngao Vương, trừ khi Ngao Vương cho phép chúng đến gần. Ngao Vương nhăn nhăn chiếc mũi, báo cho sư tử trắng biết nó đang đứng ở vị trí khá nguy hiểm đấy, phải lùi ra đằng sau 1 chút. Sử tử trắng hơi ngỡ ngàng. Nó cũng ngạc nhiên: “Sao mình lại đứng ở cái chỗ không nên đứng này?” Nó thực sự không chú ý, nghĩa là trong sự vô tình này nó đã lộ ra dã tâm muốn bằng vai phải lứa với Ngao Vương. Nó hơi lo lắng, nhưng cũng không lùi
/13
|