Nghiêm tri phủ thấy vẻ mặt của bọn họ liền giải thích:
- Thạch học sĩ, Phạm đại nhân, Uyển Dung cô nương mặc dù chỉ là một ca kỹ, nhưng phẩm hạnh vô cùng tốt, ở Dương Châu nàng lấy kỹ danh là Bảo Định.
Năm ngoái, nàng cùng phụ thân tới Dương Châu, thấy nơi này phồn hoa, phụ thân nàng lại nổi máu cờ bạc, dần nợ nần rất nhiều. Uyển Dung thấy phụ thân bị người ta đuổi đánh, hết cách, nàng phải cùng nha hoàn Tiểu Như vào Tú Hồng Lâu bán nghệ kiếm tiền giúp phụ thân trả nợ. Phụ thân nàng thấy vậy, quá xấu hổ nên bỏ đi biệt tích.
Uyển Dung cô nương này vô cùng xinh đẹp, lại có tài bẩm sinh, rất nhanh đã trở thành một danh kỹ ở Tú Hồng Lâu, mặc dù nàng gia nhập cõi hồng trần kỹ viện nhưng phẩm hạnh vô cùng cao quý, chưa bao giờ tiếp khách, trước đây có một tên du thương ra giá tới năm nghìn quan để mua một đêm của nàng nhưng cũng bị cự tuyệt.
Bà nội nghe xong, cảm thấy đây là một cô nương rất tốt, khẽ gật gù.
Thạch Kiên trong lòng bất mãn liếc nhìn bà nội, hắn biết bà nội lo cho hắn, lại cho rằng cô nương kia hiếu thuận, nhân phẩm tốt nên có vẻ thích thú.
Mọi người đang nói chuyện chợt có hai thiếu nữ đi đến. Thiếu nữ bước vào khoảng mười lăm mười sáu tuổi, mặc một chiếc váy màu tím, trên ngực đính một bông cúc, trên tà áo còn điểm vài chiếc kẹp áo màu hồng.
Mỗi bước đi của nàng vô cùng thướt tha, mặt như bạch ngọc, mắt tựa hắc châu, dáng người vô cùng cân xứng, toàn thân toát ra một loại khí chất vô cùng cao quý. Mặc dù nàng ăn mặc mộc mạc, áo chỉ đính vài chiếc kẹp hoa, tay chỉ đeo một đôi vòng xanh biếc nhưng lại càng làm nổi bật làn da trắng trẻo, sáng ngời của nàng.
Đi sau nàng là một tiểu cô nương, nhìn cũng khá thanh tú, nhưng bất kể là dung mạo hay khí chất đều thua kém rất xa. Hết chín phần mười, nàng chính là nha hoàn Tiểu Như mà tri phủ đại nhân nói.
Thấy người đẹp như vậy, cả Thạch Kiên lẫn Phạm Trong Yêm đều không khỏi thích thú. Bà nội thì vui vẻ vô cùng.
Uyển Dung bước vào, đầu tiên nàng thi lễ với bà nội, nói:
- Nô tì ra mắt lão phu nhân, nô tì từ lâu được nghe đại danh của lão phu nhân, lão phu nhân nhân từ, tuổi già mà tâm không già, dạy dỗ ra được một thiên hạ kỳ tại, một người cháu mà cả thiên hạ kính nể, nô tì ngưỡng mộ vạn phần, hôm nay được gặp lão phu nhân thực là tam sinh hữu hạnh.
Một câu nói vuốt mông ngựa này không ngờ khiến bà nội mừng rỡ vô cùng, bà cười nói:
- Lão thân cũng đã nghe qua về ngươi, ngươi cũng là một cô nương rất tốt.
Sau đó nàng bắt đầu thi lễ với mọi người.
Cuối cùng, nàng tới trước mặt Thạch Kiên, nói:
- Nô tì vô cùng ngưỡng mộ Thạch học sĩ, hôm nay được thấy người thực vô cùng may mắn.
Thạch Kiên rốt cục đã hiểu, nàng cũng vì hiếu kỳ mà tới. Hắn hiện tại bị làm phiền quá nhiều, thiếu điều muốn chết, hắn tức giận nói:
- Tiểu tử chỉ đọc thêm vài cuốn sách, viết thêm vài chữ, nghĩ cũng là việc bình thường. Ở Hòa Châu cũng rất nhiều người gặp tại hạ, cũng nói chuyện với tại hạ, không lẽ ai cũng may mắn ?
Một câu khiến mọi người thiếu điều chết đứng, ngay cả Phạm Trong Yêm cũng vậy, hắn thầm nghĩ:
- Mặc dù ngươi còn nhỏ, nhưng cũng không cần không hiểu phong tình là gì chứ ? Thật không hiểu làm sao ngươi viết ra bản Hồng Lâu Mộng.
Bà nội chợt quát:
- Cháu, ngươi không được vô lễ với Uyển cô nương.
Uyển Dung ban đầu sửng sốt, sau đó mỉm cười:
- Chúc mừng Thạch học sĩ
Thạch Kiên nghe câu nói của nàng, hắn sửng sốt, kỳ quái hỏi:
- Ta có gì mà chúc mừng ?
Uyển Dung nói:
- Thạch học sĩ không giống người khác, không tham luyến sắc đẹp chứng tỏ phẩm đức vô cùng cao quý, định lực chắc chắn, tự nhiên nô tì phải chúc mừng.
Mọi người lúc này bực muốn chết.
Thạch Kiên không hiểu phong tình, mở miệng mắng người, thế nào lại thành phẩm đức cao cả ?
Nhưng họ cũng thầm gật đầu khen Uyển Dung ứng biến nhanh nhẹn, thông minh.
Chỉ có Hồng Diên, thấy bộ dạng của Uyển Dung nàng lập tức hiểu thiếu nữ này tới là vì Thạch Kiên, nàng khẽ hừ lạnh.
Uyển Dung nghe tiếng hừ này, liền xoay người lại thi lễ với Hồng Diên và Lục Ngạc:
- Nô tì ra mắt hai vị tỷ tỷ, từ lâu cũng đã được nghe danh hai vị tỷ tỷ thường ở bên giúp đỡ Thạch học sĩ học tập. Còn chăm sóc lão phu nhân, nô tì vô cùng nể phục.
Chỉ một câu, đem tất cả tức giận vứt đi. Thạch Kiên thầm nghĩ:
“Uyển Dung này so với Lục Ngạc thậm chí còn lanh lợi hơn”
Uyển Dung chào hỏi mọi người xong liền nói:
- Nô tì sớm đã nghe qua đủ loại sự tích về Thạch học sĩ, biết Thạch học sĩ vì dân vì nước không tiếc công sức tìm ra phương pháp gieo trồng mới khiến cho rất nhiều người thoát khỏi đói khát, có được cuộc sống ấm no. Mỗi khi ở đây nghe được câu chuyện về Thạch học sĩ, nô tì lại cảm thấy nhiệt huyết sôi trào. Hôm nay nghe tin Thạch học sĩ tới Dương Châu, nô tì vội đăng môn quấy rầy, mong Thạch học sĩ và các vị đại nhân thứ lỗi.
Mỗi câu nữ tử này nói ra đều khiến mọi người tán thưởng không thôi, nàng nói khâm phục tài học của Thạch Kiên, khâm phục tinh thần vì dân vì nước của hắn, về ý thì rất bình thường, nhưng qua câu nói của nàng, mỗi thứ đều được nâng lên cấp bậc mới khiến người nghe không khỏi gật đầu.
Nàng lại nói tiếp:
- Vì tỏ lòng cảm tạ, hôm nay tiểu nữ xin dâng lên một khúc nhạc, không biết các vị đại nhân có đồng ý không ?
Nghe nàng muốn đàn, Nghiêm tri phủ vội vỗ tay tán thành, cả Thạch Kiên cũng muốn nghe xem tiếng đàn của nàng ra sao mà Nghiêm tri phủ khen ngợi hết lời như vậy.
Nàng ngồi xuống, dáng vẻ vô cùng thanh thoát, nhất cử nhất động đều khiến người ta có một cảm giác vô cùng an tịnh, khó trách tên du thương kia lại chấp nhận bỏ ra một khoản tiền lớn như vậy để mua một đêm của nàng.
Tiểu Như tháo chiếc đàn cổ đeo sau lưng đặt phía trước nàng, hai tay nàng cầm đàn, vuốt ve dây đàn.
Đây là một tác phẩm xuất sắc, tương truyền là do Lưu Quyên, người Tề quốc sáng tác thời xuân thu.
Mùa xuân, vạn vật biết xuân, gió êm gột rửa tâm tình…. Theo tiếng đàn, theo nhạc điệu trào dâng khiến người nghe cảm thấy khí xuân như đang tràn ngập khắp nơi. Âm điệu thong thả, nhưng không kém phần cuồng nhiệt.
Khúc nhạc tấu xong, một sau vẫn không ai nói gì.
Thạch Kiên đoán ra nàng vì mình mà đến, nhưng hắn cũng thầm khen, khúc nhạc này của nàng xứng đáng là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc, có thể nói nàng đã phải rèn luyện rất nhiều mới có thể được như vậy.
Một lúc sau, tiếng vỗ tay vang lên, ngay cả Hồng Diên cũng phải nói:
- Uyển Dung cô nương, tiếng đàn thật hay.
Uyển Dung chợt phiền muộn nói:
- Nô tì đàn tấu dễ nghe cũng không bằng một bài thơ của Thạch học sĩ.
Nghiêm tri phủ cười ha hả nói:
- Vừa rồi nghe nhạc khúc của Uyển Dung cô nương, ta cảm thấy thiếu thiếu một thứ gì đó, giờ mới tỉnh ngộ, chính là thiếu một bài thơ của Thạch học sĩ.
Hai vị công công cũng nói:
- Đúng vậy, hôm nay cảnh đêm huyền ảo lại có diệu khúc của Uyển Dung cô nương, nếu có thêm một bài thơ của Thạch học sĩ thì có thể tự xưng là một tiểu văn đàn được vậy.
Thạch Kiên cười khổ, cứ như vậy cũng được ? Mấy bài từ trong trí nhớ của hắn sớm đã viết hết sạch, bản thân hắn lại chưa sáng tác được bài nào hay, nếu làm bừa không phải sẽ khiến người ta nghi ngờ ?
Có điều….hiện tại ngay cả bà nội hắn cũng muốn hắn viết một bài từ.
Hắn gật đầu, nhìn mọi người.
Nghiêm tri phủ lập tức gọi người mang bút nghiên tới. Nghe thấy mọi người nói Thạch Kiên đề thơ, ai cũng muốn hóng, hầu như tất cả tôi tớ của Nghiêm phủ đều tụ tập lại đây.
Thạch Kiên nói:
- Hôm nay trăng chưa tròn nhưng vô cùng sáng, vậy tiểu tử xin mượn ánh trăng làm một bài từ.
- Tốt
Tất cả mọi người bật thốt.
Bọn họ biết Thạch Kiên tám tuổi đã viết một bài thơ vịnh trăng, được thiên hạ xưng là đệ nhất nguyệt thi, có người còn nói sợ rằng sau này sẽ không ai có thể viết được một bài thơ hay hơn bài thơ vịnh trăng mà Thạch Kiên viết.
Hồng Diên và Lục Ngạc vẫn như cũ, trợ giúp Thạch Kiên trải giấy mài mực
- Thạch học sĩ, Phạm đại nhân, Uyển Dung cô nương mặc dù chỉ là một ca kỹ, nhưng phẩm hạnh vô cùng tốt, ở Dương Châu nàng lấy kỹ danh là Bảo Định.
Năm ngoái, nàng cùng phụ thân tới Dương Châu, thấy nơi này phồn hoa, phụ thân nàng lại nổi máu cờ bạc, dần nợ nần rất nhiều. Uyển Dung thấy phụ thân bị người ta đuổi đánh, hết cách, nàng phải cùng nha hoàn Tiểu Như vào Tú Hồng Lâu bán nghệ kiếm tiền giúp phụ thân trả nợ. Phụ thân nàng thấy vậy, quá xấu hổ nên bỏ đi biệt tích.
Uyển Dung cô nương này vô cùng xinh đẹp, lại có tài bẩm sinh, rất nhanh đã trở thành một danh kỹ ở Tú Hồng Lâu, mặc dù nàng gia nhập cõi hồng trần kỹ viện nhưng phẩm hạnh vô cùng cao quý, chưa bao giờ tiếp khách, trước đây có một tên du thương ra giá tới năm nghìn quan để mua một đêm của nàng nhưng cũng bị cự tuyệt.
Bà nội nghe xong, cảm thấy đây là một cô nương rất tốt, khẽ gật gù.
Thạch Kiên trong lòng bất mãn liếc nhìn bà nội, hắn biết bà nội lo cho hắn, lại cho rằng cô nương kia hiếu thuận, nhân phẩm tốt nên có vẻ thích thú.
Mọi người đang nói chuyện chợt có hai thiếu nữ đi đến. Thiếu nữ bước vào khoảng mười lăm mười sáu tuổi, mặc một chiếc váy màu tím, trên ngực đính một bông cúc, trên tà áo còn điểm vài chiếc kẹp áo màu hồng.
Mỗi bước đi của nàng vô cùng thướt tha, mặt như bạch ngọc, mắt tựa hắc châu, dáng người vô cùng cân xứng, toàn thân toát ra một loại khí chất vô cùng cao quý. Mặc dù nàng ăn mặc mộc mạc, áo chỉ đính vài chiếc kẹp hoa, tay chỉ đeo một đôi vòng xanh biếc nhưng lại càng làm nổi bật làn da trắng trẻo, sáng ngời của nàng.
Đi sau nàng là một tiểu cô nương, nhìn cũng khá thanh tú, nhưng bất kể là dung mạo hay khí chất đều thua kém rất xa. Hết chín phần mười, nàng chính là nha hoàn Tiểu Như mà tri phủ đại nhân nói.
Thấy người đẹp như vậy, cả Thạch Kiên lẫn Phạm Trong Yêm đều không khỏi thích thú. Bà nội thì vui vẻ vô cùng.
Uyển Dung bước vào, đầu tiên nàng thi lễ với bà nội, nói:
- Nô tì ra mắt lão phu nhân, nô tì từ lâu được nghe đại danh của lão phu nhân, lão phu nhân nhân từ, tuổi già mà tâm không già, dạy dỗ ra được một thiên hạ kỳ tại, một người cháu mà cả thiên hạ kính nể, nô tì ngưỡng mộ vạn phần, hôm nay được gặp lão phu nhân thực là tam sinh hữu hạnh.
Một câu nói vuốt mông ngựa này không ngờ khiến bà nội mừng rỡ vô cùng, bà cười nói:
- Lão thân cũng đã nghe qua về ngươi, ngươi cũng là một cô nương rất tốt.
Sau đó nàng bắt đầu thi lễ với mọi người.
Cuối cùng, nàng tới trước mặt Thạch Kiên, nói:
- Nô tì vô cùng ngưỡng mộ Thạch học sĩ, hôm nay được thấy người thực vô cùng may mắn.
Thạch Kiên rốt cục đã hiểu, nàng cũng vì hiếu kỳ mà tới. Hắn hiện tại bị làm phiền quá nhiều, thiếu điều muốn chết, hắn tức giận nói:
- Tiểu tử chỉ đọc thêm vài cuốn sách, viết thêm vài chữ, nghĩ cũng là việc bình thường. Ở Hòa Châu cũng rất nhiều người gặp tại hạ, cũng nói chuyện với tại hạ, không lẽ ai cũng may mắn ?
Một câu khiến mọi người thiếu điều chết đứng, ngay cả Phạm Trong Yêm cũng vậy, hắn thầm nghĩ:
- Mặc dù ngươi còn nhỏ, nhưng cũng không cần không hiểu phong tình là gì chứ ? Thật không hiểu làm sao ngươi viết ra bản Hồng Lâu Mộng.
Bà nội chợt quát:
- Cháu, ngươi không được vô lễ với Uyển cô nương.
Uyển Dung ban đầu sửng sốt, sau đó mỉm cười:
- Chúc mừng Thạch học sĩ
Thạch Kiên nghe câu nói của nàng, hắn sửng sốt, kỳ quái hỏi:
- Ta có gì mà chúc mừng ?
Uyển Dung nói:
- Thạch học sĩ không giống người khác, không tham luyến sắc đẹp chứng tỏ phẩm đức vô cùng cao quý, định lực chắc chắn, tự nhiên nô tì phải chúc mừng.
Mọi người lúc này bực muốn chết.
Thạch Kiên không hiểu phong tình, mở miệng mắng người, thế nào lại thành phẩm đức cao cả ?
Nhưng họ cũng thầm gật đầu khen Uyển Dung ứng biến nhanh nhẹn, thông minh.
Chỉ có Hồng Diên, thấy bộ dạng của Uyển Dung nàng lập tức hiểu thiếu nữ này tới là vì Thạch Kiên, nàng khẽ hừ lạnh.
Uyển Dung nghe tiếng hừ này, liền xoay người lại thi lễ với Hồng Diên và Lục Ngạc:
- Nô tì ra mắt hai vị tỷ tỷ, từ lâu cũng đã được nghe danh hai vị tỷ tỷ thường ở bên giúp đỡ Thạch học sĩ học tập. Còn chăm sóc lão phu nhân, nô tì vô cùng nể phục.
Chỉ một câu, đem tất cả tức giận vứt đi. Thạch Kiên thầm nghĩ:
“Uyển Dung này so với Lục Ngạc thậm chí còn lanh lợi hơn”
Uyển Dung chào hỏi mọi người xong liền nói:
- Nô tì sớm đã nghe qua đủ loại sự tích về Thạch học sĩ, biết Thạch học sĩ vì dân vì nước không tiếc công sức tìm ra phương pháp gieo trồng mới khiến cho rất nhiều người thoát khỏi đói khát, có được cuộc sống ấm no. Mỗi khi ở đây nghe được câu chuyện về Thạch học sĩ, nô tì lại cảm thấy nhiệt huyết sôi trào. Hôm nay nghe tin Thạch học sĩ tới Dương Châu, nô tì vội đăng môn quấy rầy, mong Thạch học sĩ và các vị đại nhân thứ lỗi.
Mỗi câu nữ tử này nói ra đều khiến mọi người tán thưởng không thôi, nàng nói khâm phục tài học của Thạch Kiên, khâm phục tinh thần vì dân vì nước của hắn, về ý thì rất bình thường, nhưng qua câu nói của nàng, mỗi thứ đều được nâng lên cấp bậc mới khiến người nghe không khỏi gật đầu.
Nàng lại nói tiếp:
- Vì tỏ lòng cảm tạ, hôm nay tiểu nữ xin dâng lên một khúc nhạc, không biết các vị đại nhân có đồng ý không ?
Nghe nàng muốn đàn, Nghiêm tri phủ vội vỗ tay tán thành, cả Thạch Kiên cũng muốn nghe xem tiếng đàn của nàng ra sao mà Nghiêm tri phủ khen ngợi hết lời như vậy.
Nàng ngồi xuống, dáng vẻ vô cùng thanh thoát, nhất cử nhất động đều khiến người ta có một cảm giác vô cùng an tịnh, khó trách tên du thương kia lại chấp nhận bỏ ra một khoản tiền lớn như vậy để mua một đêm của nàng.
Tiểu Như tháo chiếc đàn cổ đeo sau lưng đặt phía trước nàng, hai tay nàng cầm đàn, vuốt ve dây đàn.
Đây là một tác phẩm xuất sắc, tương truyền là do Lưu Quyên, người Tề quốc sáng tác thời xuân thu.
Mùa xuân, vạn vật biết xuân, gió êm gột rửa tâm tình…. Theo tiếng đàn, theo nhạc điệu trào dâng khiến người nghe cảm thấy khí xuân như đang tràn ngập khắp nơi. Âm điệu thong thả, nhưng không kém phần cuồng nhiệt.
Khúc nhạc tấu xong, một sau vẫn không ai nói gì.
Thạch Kiên đoán ra nàng vì mình mà đến, nhưng hắn cũng thầm khen, khúc nhạc này của nàng xứng đáng là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc, có thể nói nàng đã phải rèn luyện rất nhiều mới có thể được như vậy.
Một lúc sau, tiếng vỗ tay vang lên, ngay cả Hồng Diên cũng phải nói:
- Uyển Dung cô nương, tiếng đàn thật hay.
Uyển Dung chợt phiền muộn nói:
- Nô tì đàn tấu dễ nghe cũng không bằng một bài thơ của Thạch học sĩ.
Nghiêm tri phủ cười ha hả nói:
- Vừa rồi nghe nhạc khúc của Uyển Dung cô nương, ta cảm thấy thiếu thiếu một thứ gì đó, giờ mới tỉnh ngộ, chính là thiếu một bài thơ của Thạch học sĩ.
Hai vị công công cũng nói:
- Đúng vậy, hôm nay cảnh đêm huyền ảo lại có diệu khúc của Uyển Dung cô nương, nếu có thêm một bài thơ của Thạch học sĩ thì có thể tự xưng là một tiểu văn đàn được vậy.
Thạch Kiên cười khổ, cứ như vậy cũng được ? Mấy bài từ trong trí nhớ của hắn sớm đã viết hết sạch, bản thân hắn lại chưa sáng tác được bài nào hay, nếu làm bừa không phải sẽ khiến người ta nghi ngờ ?
Có điều….hiện tại ngay cả bà nội hắn cũng muốn hắn viết một bài từ.
Hắn gật đầu, nhìn mọi người.
Nghiêm tri phủ lập tức gọi người mang bút nghiên tới. Nghe thấy mọi người nói Thạch Kiên đề thơ, ai cũng muốn hóng, hầu như tất cả tôi tớ của Nghiêm phủ đều tụ tập lại đây.
Thạch Kiên nói:
- Hôm nay trăng chưa tròn nhưng vô cùng sáng, vậy tiểu tử xin mượn ánh trăng làm một bài từ.
- Tốt
Tất cả mọi người bật thốt.
Bọn họ biết Thạch Kiên tám tuổi đã viết một bài thơ vịnh trăng, được thiên hạ xưng là đệ nhất nguyệt thi, có người còn nói sợ rằng sau này sẽ không ai có thể viết được một bài thơ hay hơn bài thơ vịnh trăng mà Thạch Kiên viết.
Hồng Diên và Lục Ngạc vẫn như cũ, trợ giúp Thạch Kiên trải giấy mài mực
/540
|