Người Bình Xuyên
Chương 73: THAY NGỰA GIỮA DÒNG MỸ GIẾT DIỆM NHU ĐỌC BÀI THƠ CŨ, BẢY VIỄN NHỚ MƯỜI TRÍ
/74
|
Các hoạt động của quân giải phóng áp sát Sài Gòn khiến Diệm, Nhu lo lắng. Còn Mỹ thì thấy đã đến lúc phải thay ngựa giữa dòng. Ngày1-11-63, chế độ Diệm Nhu đổ. Quyền hành về tay nhóm quân nhân đảo chánh. Tướng Dương Văn Minh được bầu Chủ tịch Hội đồng quân nhân, tương đương với Quốc trưởng Việt Nam Cộng hòa.
Nhưng không bao lâu sau, các quan thầy Mỹ lại nhận định: "Tình hình Việt Nam giống như Ai Cập, tướng Minh có uy tín như tướng Naguib, nhưng phải có tướng Nasser đứng bên cạnh". Tướng Nasser của Sài Gòn, theo ý Mỹ là tướng Nguyễn Khánh, tư lệnh vùng 1 chiến thuật.
Khánh sinh tại Trà Vinh năm 1927, lúc 18 tuổi đã cùng hai mươi học sinh trung học trốn vào khu giải phóng theo kháng chiến. Một thời gian sau, Khánh nhảy về Sài Gòn học khóa sinh viênn sĩ quan đầu tiên do Pháp mở. Tốt nghiệp, Khánh lại đi vô khu năm 47, cùng với 14 bạn đồng khóa. Một thời gian sau, Khánh chạy về thành. Trong cuộc đảo chính của nhóm Thi, Đông, Khánh đứng về phe Diệm-Nhu. Nhưng trong cuộc đảo chánh của hai tướng Minh, Đôn, Khánh phản lại Diệm-Nhu.
Nguyễn Khánh được Mỹ ủng hộ hạ bệ Dương Văn Minh, tự xưng Quốc trưởng và Chủ tịch Hội quân nhân Cách mạng, kiêm luôn chức thủ tướng. Để cho bớt vẻ độc tài, Khánh cho một số nhân sĩ Cao Đài, Hòa Hảo tham gia Hội đồng Nhân sĩ có tính cách tư vấn.
Bình Xuyên cũng được Nguyễn Khánh nghĩ tới. Hắn bay ra Côn Đảo rước nhóm trí thức Hồ Hữu Tường, Trần Văn Ân và các anh trong bộ tham mưu Bình Xuyên vể đất liền tham gia Nội các. Đây là giờ phút huy hoàng của nhóm đầu cơ chính trị. Trần Văn Ân ru Mười Lực và Năm Chảng về lập lại bộ đội Bình Xuyên và đánh điện sang Paris mời Bảy Viễn hồi hương.
Mười Lực và Năm Chảng được tàu hải quân rước đưa về sân vận động Cộng hò (nay là sân Thống Nhất) làm lễ trả tự do. Tất cả được mời ăn bánh bao, uống cà phê trong khi chờ thủ tục giấy tờ. Trần Văn Ân thò bản kiến nghị xin rước Bảy Viễn về nước, mời anh em ký vô.
Mười Lực lắc đầu:
- Trong mười năm nằm ngoài đảo, tôi đã suy ngẫm chuyện đời và tôi nghĩ rằng con người sinh ra là để sống hòa bình. Tôi cũng đã cầm súng hơn nửa đời người rồi. Bây giờ đã đến lúc nghỉ ngơi.
Năm Chảng cũng từ chối:
- Lập lại bộ đội Bình Xuyên là để đánh giặc. Ông nên tìm những người còn trẻ, còn tôi thì già rồi, chỉ mong trở về với vợ con thôi.
Trần Văn Ân thở dài, không giấu nổi thất vọng. Hắn tính núp sau lưng Bình Xuyên để tiếp tục cuộc đời chín khác xa-lông… Mười Lực và Năm Chảng mà thiêu thì Bảy Viễn sẽ mất nhuệ khí. Dù vậy hắn vẫn không bỏ cuộc. Đầu năm 65, Phạm Khắc Sửu lại vận động đưa Bảy Viễn về nhưng thủ tướng Phan Huy Quát chống lại.
Giữa lúc tên tuổi mình được các chính khách Sài Gòn nhắc nhở thì Bảy Viễn sông lưu vong tại ngoại ô Paris. Hai phụ tá Tài, Sang đã tách ra làm ăn riêng khi biết Pháp bỏ rơi Bảy Viễn. Lai Hữu Tài còn giả chữ ký của Bảy Viễn để rút hết tiền gởi trong ngân hàng kẻ đã làm sếp hắn trong mười năm.
Bị quan thầy bỏ rơi, lại bị tớ phản chủ, chợt nghe thiên hạ bàn chuyện rước mình về, Bảy Viễn như kẻ buồn ngủ gặp chiếu manh. Y nghe ngóng, chờ đợi. Năm 60 Viễn đã viết thư cho tổng thống Aixenhao (Eisenhowr) nhưng không được trả lời. Bảy Viễn biết chưa phải lúc. Đến nay khi Sài Gòn bàn bạc rầm rộ, Bảy Viễn nghĩ rằng đã đến lúc "tái xuất giang hồ", lật đật viết một thư vào naỳg 23-04-65 cho Tổng thống Giônxơn (Johnson) hứa sẽ bảo đảm an ninh cho Sài Gòn - Chợ Lớn và con đường 15 Sài Gòn - Vũng Tàu, nếu được đưa về nước phục hồi nhóm Bình Xuyên. Bảy Viễn hy vọng được sự hỗ trợ của hai cánh tay đắc lực là Mười Trí và Bảy Môn mà y không hề có tin tức gì và cũng không thể ngờ tói thay đổi. Nhưng cũng như lá thứ ngày 9-6-60, lá thư thứ hai không được hồi âm, Bảy Viễn buồn bực ra mặt. Má thằng Hoảnh an ủi chồng:
- Tới giờ mà ông còn nghĩ chuyện làm lãnh chúa nữa sao? Bọn Dương Văn Minh,Nguyễn Ngọc Thơ chiếm được địa vị cao sang ngày nay là nhờ đánh tan Bình Xuyên lập công với nhà Ngô. Dễ gì chúng để cho ông về…
Bảy Viễn như sáng mắt ra, gật lia:
- Bà nói đúng. Chính bọn đã đánh giáo phái không muốn cho tôi về…
Má thằng Hoảnh nói tiếp:
- Mà có về, ông cũng không làm gì được đâu! Hai người mà ông đặt nhiều hy vọng chưa chắc đã giúp ông. Trong thời gian ở nhà gia đình anh Mười Trí, tôi thấy Mười Trí khác xa ông. Ông thì chạy theo tiền tài, địa vị, còn Mười Trí thì chiến đấu có lý tưởng. Ông thử đọc bài thơ Mười Trí gởi ông năm ông về thành thì biết. Bài thơ đó tôi cất trong hộp nữ trang.
Bảy Viễn vội vã đi lục trong hộp biscuit, tìm được một mảnh giấy đã ngả màu thời gian, chăm chú đọc. Bài thơ như sau:
Thế là hết, tôi với anh đành đoạn tuyệt!
Vì anh ơi, đời hồ hải hết tung hoành
Anh giam mình vào lưới sắt, bả hư danh
Thân lồng chậu, anh mong nằm trên nệm ấm.
Anh có biết tay quân thù còn đỏ thắm
Máu hồng đào ngùn ngụt lửa căm thù?
Kiếp tôi đời anh nhớ lại mùa thu
Mùa lịch sử đã mở tù cho dân tộc?
…
Bảy Viễn không đọc hết bài thơ. Nước mắt làm nhòe cả tròng kính lão.
Qua mấy vầng thơ của người bạn cũ, cả một kiếp giang hồ như hiện ra trước mắt. Trên biển cả bao la, một chiếc xuồng ba lá với bốn tên tù vượt ngục. Sóng thần không giết nổi những tay chọc trời khuấy nước. Bảy Viễn, Mười Trí, hai anh chàng từ Từ Hải đã gặp nhau và kết nghĩ đào viên như thế đó. Cả hai đều mang mộng Lương Sơn, học đòi làm Tống Giang, Triệu Cái. Những mỗi người một ngả. Mười Trí nhờ gặp bạn tốt mà chọn đúng đường. Còn Bảy Viễn thì bị bọn Tài, Sang đưa vào đường tội lỗi… Khi tỉnh mộng thì đã muộn rồi.
Bảy Viễn ngồi thừ người ra hàng giờ, ray vẫn nắm bài thơ của Mười Trí. Khi tỉnh lại, Bảy Viễn có cảm tưởng, mình như Ngũ Tử Tư, chỉ một đêm mà tóc bạc trắng.
Trong đời, mình đã phạm nhiều sai lầm, nhưng sai lầm tai hại nhất có lẽ là ngày mình không chịu quay về với chính nghĩa khi Mười Trí tiễn mình đến sát ngoại ô Sài Gòn… Mình đã hết sức ngu muội khi bỏ người bạn sống chết có nhau để theo hai thằng lừa thầy phản bạn…
Nhưng không bao lâu sau, các quan thầy Mỹ lại nhận định: "Tình hình Việt Nam giống như Ai Cập, tướng Minh có uy tín như tướng Naguib, nhưng phải có tướng Nasser đứng bên cạnh". Tướng Nasser của Sài Gòn, theo ý Mỹ là tướng Nguyễn Khánh, tư lệnh vùng 1 chiến thuật.
Khánh sinh tại Trà Vinh năm 1927, lúc 18 tuổi đã cùng hai mươi học sinh trung học trốn vào khu giải phóng theo kháng chiến. Một thời gian sau, Khánh nhảy về Sài Gòn học khóa sinh viênn sĩ quan đầu tiên do Pháp mở. Tốt nghiệp, Khánh lại đi vô khu năm 47, cùng với 14 bạn đồng khóa. Một thời gian sau, Khánh chạy về thành. Trong cuộc đảo chính của nhóm Thi, Đông, Khánh đứng về phe Diệm-Nhu. Nhưng trong cuộc đảo chánh của hai tướng Minh, Đôn, Khánh phản lại Diệm-Nhu.
Nguyễn Khánh được Mỹ ủng hộ hạ bệ Dương Văn Minh, tự xưng Quốc trưởng và Chủ tịch Hội quân nhân Cách mạng, kiêm luôn chức thủ tướng. Để cho bớt vẻ độc tài, Khánh cho một số nhân sĩ Cao Đài, Hòa Hảo tham gia Hội đồng Nhân sĩ có tính cách tư vấn.
Bình Xuyên cũng được Nguyễn Khánh nghĩ tới. Hắn bay ra Côn Đảo rước nhóm trí thức Hồ Hữu Tường, Trần Văn Ân và các anh trong bộ tham mưu Bình Xuyên vể đất liền tham gia Nội các. Đây là giờ phút huy hoàng của nhóm đầu cơ chính trị. Trần Văn Ân ru Mười Lực và Năm Chảng về lập lại bộ đội Bình Xuyên và đánh điện sang Paris mời Bảy Viễn hồi hương.
Mười Lực và Năm Chảng được tàu hải quân rước đưa về sân vận động Cộng hò (nay là sân Thống Nhất) làm lễ trả tự do. Tất cả được mời ăn bánh bao, uống cà phê trong khi chờ thủ tục giấy tờ. Trần Văn Ân thò bản kiến nghị xin rước Bảy Viễn về nước, mời anh em ký vô.
Mười Lực lắc đầu:
- Trong mười năm nằm ngoài đảo, tôi đã suy ngẫm chuyện đời và tôi nghĩ rằng con người sinh ra là để sống hòa bình. Tôi cũng đã cầm súng hơn nửa đời người rồi. Bây giờ đã đến lúc nghỉ ngơi.
Năm Chảng cũng từ chối:
- Lập lại bộ đội Bình Xuyên là để đánh giặc. Ông nên tìm những người còn trẻ, còn tôi thì già rồi, chỉ mong trở về với vợ con thôi.
Trần Văn Ân thở dài, không giấu nổi thất vọng. Hắn tính núp sau lưng Bình Xuyên để tiếp tục cuộc đời chín khác xa-lông… Mười Lực và Năm Chảng mà thiêu thì Bảy Viễn sẽ mất nhuệ khí. Dù vậy hắn vẫn không bỏ cuộc. Đầu năm 65, Phạm Khắc Sửu lại vận động đưa Bảy Viễn về nhưng thủ tướng Phan Huy Quát chống lại.
Giữa lúc tên tuổi mình được các chính khách Sài Gòn nhắc nhở thì Bảy Viễn sông lưu vong tại ngoại ô Paris. Hai phụ tá Tài, Sang đã tách ra làm ăn riêng khi biết Pháp bỏ rơi Bảy Viễn. Lai Hữu Tài còn giả chữ ký của Bảy Viễn để rút hết tiền gởi trong ngân hàng kẻ đã làm sếp hắn trong mười năm.
Bị quan thầy bỏ rơi, lại bị tớ phản chủ, chợt nghe thiên hạ bàn chuyện rước mình về, Bảy Viễn như kẻ buồn ngủ gặp chiếu manh. Y nghe ngóng, chờ đợi. Năm 60 Viễn đã viết thư cho tổng thống Aixenhao (Eisenhowr) nhưng không được trả lời. Bảy Viễn biết chưa phải lúc. Đến nay khi Sài Gòn bàn bạc rầm rộ, Bảy Viễn nghĩ rằng đã đến lúc "tái xuất giang hồ", lật đật viết một thư vào naỳg 23-04-65 cho Tổng thống Giônxơn (Johnson) hứa sẽ bảo đảm an ninh cho Sài Gòn - Chợ Lớn và con đường 15 Sài Gòn - Vũng Tàu, nếu được đưa về nước phục hồi nhóm Bình Xuyên. Bảy Viễn hy vọng được sự hỗ trợ của hai cánh tay đắc lực là Mười Trí và Bảy Môn mà y không hề có tin tức gì và cũng không thể ngờ tói thay đổi. Nhưng cũng như lá thứ ngày 9-6-60, lá thư thứ hai không được hồi âm, Bảy Viễn buồn bực ra mặt. Má thằng Hoảnh an ủi chồng:
- Tới giờ mà ông còn nghĩ chuyện làm lãnh chúa nữa sao? Bọn Dương Văn Minh,Nguyễn Ngọc Thơ chiếm được địa vị cao sang ngày nay là nhờ đánh tan Bình Xuyên lập công với nhà Ngô. Dễ gì chúng để cho ông về…
Bảy Viễn như sáng mắt ra, gật lia:
- Bà nói đúng. Chính bọn đã đánh giáo phái không muốn cho tôi về…
Má thằng Hoảnh nói tiếp:
- Mà có về, ông cũng không làm gì được đâu! Hai người mà ông đặt nhiều hy vọng chưa chắc đã giúp ông. Trong thời gian ở nhà gia đình anh Mười Trí, tôi thấy Mười Trí khác xa ông. Ông thì chạy theo tiền tài, địa vị, còn Mười Trí thì chiến đấu có lý tưởng. Ông thử đọc bài thơ Mười Trí gởi ông năm ông về thành thì biết. Bài thơ đó tôi cất trong hộp nữ trang.
Bảy Viễn vội vã đi lục trong hộp biscuit, tìm được một mảnh giấy đã ngả màu thời gian, chăm chú đọc. Bài thơ như sau:
Thế là hết, tôi với anh đành đoạn tuyệt!
Vì anh ơi, đời hồ hải hết tung hoành
Anh giam mình vào lưới sắt, bả hư danh
Thân lồng chậu, anh mong nằm trên nệm ấm.
Anh có biết tay quân thù còn đỏ thắm
Máu hồng đào ngùn ngụt lửa căm thù?
Kiếp tôi đời anh nhớ lại mùa thu
Mùa lịch sử đã mở tù cho dân tộc?
…
Bảy Viễn không đọc hết bài thơ. Nước mắt làm nhòe cả tròng kính lão.
Qua mấy vầng thơ của người bạn cũ, cả một kiếp giang hồ như hiện ra trước mắt. Trên biển cả bao la, một chiếc xuồng ba lá với bốn tên tù vượt ngục. Sóng thần không giết nổi những tay chọc trời khuấy nước. Bảy Viễn, Mười Trí, hai anh chàng từ Từ Hải đã gặp nhau và kết nghĩ đào viên như thế đó. Cả hai đều mang mộng Lương Sơn, học đòi làm Tống Giang, Triệu Cái. Những mỗi người một ngả. Mười Trí nhờ gặp bạn tốt mà chọn đúng đường. Còn Bảy Viễn thì bị bọn Tài, Sang đưa vào đường tội lỗi… Khi tỉnh mộng thì đã muộn rồi.
Bảy Viễn ngồi thừ người ra hàng giờ, ray vẫn nắm bài thơ của Mười Trí. Khi tỉnh lại, Bảy Viễn có cảm tưởng, mình như Ngũ Tử Tư, chỉ một đêm mà tóc bạc trắng.
Trong đời, mình đã phạm nhiều sai lầm, nhưng sai lầm tai hại nhất có lẽ là ngày mình không chịu quay về với chính nghĩa khi Mười Trí tiễn mình đến sát ngoại ô Sài Gòn… Mình đã hết sức ngu muội khi bỏ người bạn sống chết có nhau để theo hai thằng lừa thầy phản bạn…
/74
|