Vấn đề giáo phái không đơn giản như Mỹ nghĩ. Bình Xuyên "bạo phát bạo tàn" còn Cao Đài và Hòa Hảo đến nay vẫn còn là hai điểm nóng của thời sự miền Nam.
Mỹ-Diệm giết Ba Cụt càng làm cho tín đồ Hòa Hảo căm thù chống đối. Đến trào Thiệu, Kỳ, Mỹ thấy rõ sai lầm trước kia, tung tiền mua chuộc các tay buôn thần bán thánh tụ tâp quanh Thánh địa Hòa Hảo.
Trước tình hình đó, vai trò của Sư thúc Hòa Hảo rất quan trọng. Một chuyến về thăm đồng bào miền Tây của Mười Trí vào thời điểm này là cần thiết.
Mười Trí vừa thi xong tốt nghiệp cấp hai văn hóa bổ túc thì được điện bí mật đi B thăm bà con Hòa Hảo ở miền Tây.
Trên đường về Nam, Mười Trí bùi ngùi xúc động. Nhớ ngày nào đọc chữ không chạy phải đánh vần từng chữ, chỉ biết ký tên mà bây giờ leo lên đến lớp bảy, thật là quá sức tưởng tượng. Nhưng điều làm Mười Trí vui mừng hơn hết là đám con của ông không còn dốt nát như cha nó ngày xưa. Thằng Ri đi học ngành y, là học trò cưng của giáo sư bác sĩ Tôn Thất Tùng. Ông cũng khuyên con Trong cố gắng học để sau này trở nên bác sĩ sản khoa vì lúc mẹ sanh nó là do bà mụ vườn đỡ đẻ…
Đặt chân lên mảnh đất miền Tây, gặp lại đồng chí Mười Tôn là người thay ông phất cao ngọn cờ chống Mỹ cứu nước của những người Hòa Hảo chân chính, Mười Trí ôm hôn mà nước mắt chực trào ra.
"Chuyện đời thật oái oăm: mình là Sư thúc Hòa Hảo bất đắc dĩ. Nhưng càng đi sâu vào nhiệm vụ được giao phó, đặt hết tinh thần vào công tác vận động đồng bào Hòa Hảo tham gia kháng chiến chống quân xâm lăng, giành độc lập, mình đã tìm ra chân lý. Pháp trước rồi Nhựt sau nhận định "dân Nam Kỳ dám chết vì đạo dễ dàng hơn là dám chết vì nước". Đó là chuyện ngày xưa, khi dân mình còn chìm đắm trong mê muội vì chính sách ngu dân của Tây. Nhưng kể từ ngày có Bác Hồ chỉ đường dẫn lối, dân trí được mở mang, nhất là sau ngày độc lập, rồi chín năm kháng Pháp, kế đến thời đánh Mỹ, ngày nay có thể nói ngược lại "dân Nam Kỳ dám chết vì nước dễ dàng hơn dám chết vì đạo"…
Mười Trí thẳng thắn nói rõ cảm nghĩ của mình sau thời gian về thăm đạo hữu với ông Mười Tôn. Cả hai đều nhất trí một khi dân trí được mở mang thì người dân biết phân biệt chính nghĩa với tà mị…
Bà con miền Tây nghe tin Sư thúc Hòa Hảo về thăm bổn đạo kéo nhau vô căn cứ thăm gần như công khai. Họ sống lại những ngày xa xưa, nhắc cho nhau nghe những kỷ niệm khó phai về các đại hội liên tôn tại Long Châu Hà những năm 50, 51.
Mười Trí tính ở lại tiếp tay với Mười Tôn trong công tác vận động Hòa Hảo chống Mỹ, nhưng cơn sốt ác tính buộc ông phải gấp rút ra Bắc điều trị.
° ° °
Trên đường sang Campuchia, Hai Vĩnh dừng chân nghỉ đêm tại một trạm bên dòng sông Đông Nai. Tình cờ anh gặp lại Bảy Môn cũng ghé lại trạm trên đường công tác. Hai Vĩnh kêu to lên:
- Anh Bảy. Đi đâu đó?
Bảy Môn nhận ra Hai Vĩnh:
- Anh Hai!
Cả hai ôm nhau mừng rỡ.
- Tôi lên Campuchia làm việc với Lâm Quốc Đăng đây. Anh có nhắn gì không?
Mắt Bảy Môn sáng rực lên:
Nhờ anh Hai nói với Tư Thược (Lâm Quốc Đăng) là Bảy Môn lúc nào cũng xứng đáng là đồng chí của anh Tư và anh Ba Thuận (Ba Thu)…
Một vài giây sau, Bảy Môn tâm tình:
- Nhờ hai anh này dẫn dắt mà bây giờ tôi được đứng trong hàng ngũ Đảng. Không có các anh thì bọn mình chỉ là những tên đánh thuê chém mướn như Bảy Viễn… Phải vậy không? Nhớ lại chuyện mình chém lộn ở Chợ Cũ mà buồn cười. Chẳng ra làm sao hết!
Hai Vĩnh gật gù:
- Xin mừng cho anh, mà cũng mừng cho tôi, mừng cho tất cả những tay giang hồ đã tìm được con đường tươi sáng, con đường vinh quang, con đường chiến đấu giải phóng quê hương…
Ngoài sân bỗng sáng hẳn lên. Mảnh trăng rừng thoát khỏi áng mây, tỏa ánh sáng vàng phơn phớt xanh xuống khu rừng già…
- Trông kìa! - Bảy Môn chỉ dòng sông lấp lánh ánh trăng như mời mộc, như quyến rũ.
Cả hai bước ra khỏi trạm di dọc theo bờ sông, thả hồn theo dòng suy nghĩ "Con sông này đổ ra biển, chắc chắn phải chảy ngang Rừng Sác. Chốn ấy có một thời chúng mình đã theo các bậc đàn anh cát cứ một vùng "dọc ngang nào anh biết trên đầu có ai"…
Những hình bóng cũ thoáng qua, kẻ mắt người còn: Ba Dương, Năm Hà, Tám Mạnh, Bảy Viễn, Mười Trí… Điểm lại, ngoài Ba Dương hy sinh quá sớm, trừ Bảy Viễn lưu vong trên đất khách, các bạc đàn anh Tám Mạnh, Năm Hà, Mười Trí đã giã biết kiếp giang hồ để xuôi theo dòng sông về với biển cả, biển cả dân tộc Việt Nam anh hùng.
NGUYÊN HÙNG
Khởi thảo 1980-1983
Hoàn chỉnh 1985
Lời BạtKết thúc tiểu thuyết lịch sử hiện đại Người Bình Xuyên theo kiểu "cuộc chiến đấu còn đang tiếp diễn" chắc chắn làm nhiều bạn đọc không hài lòng: người đọc muốn biết số phận của các nhân vật trong truyện ra sao. Vậy xin viết thêm vài trang để "bổ túc hồ sơ lý lịch" một số nhân vật.
° ° °
Sáu năm sau ngày giải phóng, anh Hai Vĩnh - Đại tá Cục phó Cục Xây Dựng Kinh tế Quân khu 7 - đưa tác giả đi thăm phần mộ ông và bà Tám Mạnh nằm trên miếng vườn nhà ở cuối đường Chánh Hưng, phường 7, quận 8.
Dưới bóng dừa mát rượi, hai ông bà nằm song song bên nhau, như lúc sống đã cùng ra Rừng Sác, lên núi Nứa, tập kết ra Bắc rồi trở về Nam đáo lại quê nhà. Trên phần mộ ông Tám bia có đề:
Ông Nguyễn Văn Mạnh
(Nhân sĩ miền Nam)
Sinh năm 1888 tại xã Chánh Hưng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn.
Đảng viên Cộng sản năm 1944.
Từ trần ngày 22-12-1976
Hưởng thọ 88 tuổi.
Bia bà Tám như sau:
Bà Hùynh Thị Đào.
(Cán bộ Mặt trận Tổ quốc Trung ương)
Sinh năm 1894 tại xã Phước Long, huyện Nhà Bè, tỉnh Gia Định.
Từ trần ngày 17-10-1981
Hưởng thọ 88 tuổi.
Như vậy, ông và bà Tám đã chứng kiến ngày huy hoàng của đất nước sau bốn mươi năm tranh đấu của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đứng nhìn khá lâu chân dung hai ông bà, tôi có cảm tưởng như thấy phản phất một nụ cười mãn nguyện, cái mãn nguyện của những người tìm được con đường đi đến nơi về đến chốn, tuy lắm chông gai nhưng cũng đầy hương sắc.
Anh Hai Vĩnh đưa tôi về xã Long Kiểng, nơi chôn nhau cắt rún của anh. Chúng tôi đã dừng lại ngã ba Nhơn Đức, nơi anh lập thành tích đánh tan ba tên du đãng để nhảy lên chức anh chị trong vùng. Nhắc lại chuyện xưa, anh đăm chiêu và tôi hiểu anh nghĩ gì: "Nếu không có Đảng…" Cố nhiên là chúng tôi dừng lâu tại cầu Rạch Đỉa là nơi diễn ra mối tình đầu của thầy Hai Vĩnh và cô Tư Xóm Cỏ.
Bà con trong vùng tranh nhau mời "chú Hai" vô nhà uống nước. Nhiều người ngỏ ý "thành tích chiến đấu suốt hai mùa kháng chiến, Hai Vĩnh phải lên tướng mới đúng". Trước tình cảm đặc biệt của bà con, anh chỉ mỉm cười khiêm tốn. Trên đường về, anh nói nhỏ với tôi:
- Lên tới tá là đụng trần nhà rồi. Bởi vì văn hóa mình kém, lại kẹt lý lịch Bình Xuyên…
Tôi nghĩ thầm:
"Phải cố hoàn chỉnh Người Bình Xuyên để giúp mọi người hiểu rõ tập thể những kẻ giang hồ yêu nước mà Hai Vĩnh là một trong những người tiêu biểu nhất.
° ° °
Về nhà, anh giới thiệu tôi với cô Tư Xóm Cỏ - nay đã có cháu nội. Hai anh chị mỉm cười khi tôi gợi lại mối tình đầu ở nhà máy xay Sáu An. Cô Tư Xóm Cỏ tiết lộ một bí mật lý thú:
- Hồi đó ông yếu nhớt vì mang chứng hút. Nhờ cú đá của tôi mà ổng bỏ hút đi học võ.
Thì ra nạn nhân của cô Tư Xóm Cỏ tại nhà mày ngày ấy không phải là anh thợ máy mà chính là chàng Hai Vĩnh. Lai càng độc đáo: một ngọn cuớc mà nên vợ nên chồng, lại nên nghiệp lớn. Người Bình Xuyên có khác!
° ° °
Anh Bảy Rô đã thành "viên ngoại", đúng như điều anh mơ ước thuở thiếu thời. Sau giải phóng, anh làm cán bộ công đoàn huyện Nhà Bè, ngụ tại ấp 3, xã Tận Thuận. Cơ ngơi của anh theo đúng công thức VAC (vườn, ao, chuồng) lại thêm ruộng rẫy nứa. Anh sống thoải mái "giàu sang thì không bằng ai, nhưng lai rai thì không ai bằng mình". Xin giới thiêu sơ lý lịch của anh, như được ghi trong sổ hưu trí do Liên hiệp Công đoàn thành cấp: 33 năm 9 tháng công tác liên tục, thương tật 4/8 (theo sở trợ cấp thương binh). Đặc biệt có 13 năm 9 ngày ở các khám Chí Hòa, Phú Lợi và Côn Đảo từ 10-8-58 đến 9-10-71. (Ra đảo từ 65 đến 70). Trong đợt phát thẻ Đảng, anh Bảy được cấp thẻ đỏ với sự nhất trí cao của chi bộ.
Một trong những "công tác nổi" của anh Bảy là hằng năm đều đăng cai tổ chức liện hoan tất niên tại nhà, quy tụ đôi ba trăm bạn chiến đấu cũ, trong đó có hầu hết anh em Bình Xuyên còn sống sót đến ngày nay.
Trong năm năm liền, tác giả được mời đến chung vui tay bắt mặt mừng với anh Hai Vĩnh, Bảy Môn, Mười Lực, Năm Chảng, Năm Hồi, Ba Xuân, Sáu Tuấn, chị Mười Trí, Ba Rùm, Hai Bạc, Ba Chiêu, Sáu Nhuốc, Tám Tâm…
Có năm ban tổ chức mời được khách quý như thượng tướng Trần Văn Trà, thiếu tướng Lương Văn Nho, các đại tá Lâm Quốc Đăng, Lâm Văn Hậu, anh Cao Văn Bổ và các anh chị em thuộc Quân nhu Khu 7. Các cán bộ lão thành như các ông Bảy Trân, Bảy Khánh, Hồ Văn Lái cùng vui vẻ tới dự.
Anh Bảy Rô đã đưa tác giả đến nền nhà cũ của anh ở sát nền nhà ông Ba Dương, gần cầu Rạch Đỉa, nơi nhiều kỷ niệm vui buồn trong đời anh: đâm chết Ba Tần ở đó, làm bảo vệ cho anh Ba Dương cũng ở đó, dùng ong vò vẽ đánh tan bọn Chà chóp cũng ở đó. Trên con đường đá đỏ từ bến đò Long Kiểng chạy dài tới chợ Long Kiểng thỉnh thoảng chúng tôi gặp vài chiếc thổ mộ cổ xưa lộc cộc suốt quãng đường làng. Tôi hình dung một Bảy Rô mặc pyjama lãnh đen, đầu đội nón nỉ cũng màu đen, cặp nách con roi ngữa, nhanh nhẹn nhảy xuống đường, chân đi chữ bát, tay nằm gọng xe ra sức đẩy tiếp xe lên dốc cầu sắt. Anh đánh xe thổ mộ có máu cờ bạc và thích sanh sự này nếu không gặp sinh viên Thắng (bí danh Ba Trà) trong Khám Lớn năm 44 thì cuộc đời của anh sẽ ra sao?
Có lẽ vì mang ơn người thầy đầu tiên trong lýt-xê Khám Lớn mà cuộc liên hoan cuối năm (hay đầu năm) nào, anh Bảy cũng mang thiệp đến tận nhà anh Ba "mời cho được mới nghe".
Tin mới nhất là năm rồi anh Bảy được bầu làm chủ nhiệm Câu lạc bộ Truyền thống huyện Nhà Bè.
° ° °
Về anh Mười Trí, nhiều bạn yêu cầu viết thêm, vì đây là nhân vật "có một không hai" trong giới giang hồ và giáo phái. Tác giả đã viết riêng về nhân vật "độc nhất vô nhị" này trong một tiểu thuyết lấy tên là Sư thúc Hòa Hảo.
Trong phần cuối này, xin bổ túc vài chi tiết về anh Mười:
Sau Đại thắng mùa Xuân, anh Mười đắc cử đại biểu Quốc hội cùng với anh Mười Tôn, đơn vị An Giang. Hai ông Mười là niềm hãnh diện chính đáng của đồng bào Hòa Hảo yêu nước không riêng gì trong tỉnh mà cả miền Tây.
Thiếu tướng Tô Ký nêu ba đặc điểm của anh Mười như sau: "Chơi với Bình Xuyên mà không nhiễm Bảy Viễn, đi với Hòa Hảo mà không theo Huỳnh Phú Sổ, chơi với Cao Đài mà không theo Phạm Công Tắc". Đó là bản lĩnh của anh Mười. Niềm vui của nhân sĩ Huỳnh Văn Trí là các con em đều học đến nơi đến chốn, đại học và trên đại học.
Khi gặp nữ bác sĩ Huỳnh Trong, chủ nhiệm khoa sản tại bệnh viện Từ Dũ, tác giả chợt nhớ tới Giấc ngủ mười năm của Trần Lực (tức Bác Hồ) đã đọc hồi chín năm. Một người tù vượt ngục có bao giờ dám mơ ước con mình trở thành bác sĩ? Vậy mà anh Mười có đến hai người con bác sĩ (thêm Huỳnh Ri, anh hùng Cồn Cỏ) và còn nhiều được sĩ, kỹ sư…
Còn chứng mình nào hùng biện hơn quyết định theo cách mạng của gia đình anh Mười? Chẳng những "không sợ mất gì cả, chỉ mất đi xiềng xích" (như Mác nói) mà còn bảo đảm tương lai cho con cái mình.
Cái mất và cái được của giới giang hồ khi đi kháng chiến đã hiện ra, rõ như bang ngày.
° ° °
Về nhóm nhân vật "đảo tuyến - nói theo giới sân khấu - xin phớt qua các anh Bảy Môn, Mười Lực,Năm Chảng.
Cái "số" của anh Bảy Môn nằm gọn trong chữ "nhàn". Anh tiếp tôi trong biệt thự chánh phủ cấp, tươm tất trong bộ pyjam ủi thẳng nếp, tóc chải láng bóng. Đem so với anh công nhân - thư ký hãng Caric Võ Văn Môn 40 năm về trước thì trung tá Bảy Môn, thành viên Măt trận Tổ quốc Việt Nam hiện anh không khác mấy.
Nhắc lại chuyện xưa - đánh nhau với Hai Vĩnh theo yêu cầu của người khác - anh Bảy cười, lắc đầu: "hồi đó mình có biết gì đâu!..."
Nói chuyện bây giờ, anh Bảy được anh em "chịu" về tám lòng bè bạn của anh đối với Mười Lực. Sau giải phóng, Mười Lực bị "thưa gởi" liên quan tới Cảng cá Chánh Hưng. Hay tin này, Bảy Môn chạy qua can thiệp với chánh quyền, anh đem sinh mạng chính trị của mình bảo lãnh cho người bạn năm xưa…
° ° °
Sau ngày từ Côn Đảo về, Mười Lực "trụ bộ" tại Chánh Hưng. Hiện nay anh sống qua ngày với thùng thuốc lá bán lẻ. Niềm vui của anh là những năm tháng nắm Chi đội 3 ở Rừng Sác.
Chuyến nhảy về thành theo Bảy Viễn đến này vẫn còn là mặc cảm tội lỗi ray rứt triền miên.
Anh ngại tham gia các liên hoan tổ chức tại nhà Bảy Rô. Mà anh cũng có lý của anh: tôi đã không bắt tay anh khi Hai Vĩnh đèo anh tới. Tôi cũng buồn tiếc với anh cho tình đời: "đánh kẻ chạy đi" sao lại làm mặt là với người quay về?"
° ° °
Anh Năm Chảng là một đảng viên được đưa về thành công tác. Anh không may mắn như Bảy Môn, không bắt được liên lạc với kháng chiến. Từ ngày được phóng thích khỏi Côn Đảo, anh sống ẩn dật như một "phó thường dân Nam Bộ". Phương tiện sinh sống là quán cà phê nghèo chiếm một nửa gian nàh anh, kế bên mấy chòm mả đá, phía sau hãng cưa dưới dốc cầu Rạch Ong (xưa là hãng đóng tàu Nichina).
Đôi mắt mờ vì chứng huyết áp, hai chân chậm, một hình anh trái ngược với anh chỉ huy trường Chi đội 2 nửa thế kỷ trước đây. Chuyện đánh Tây đã lùi về dĩ vãng, dù vậy nhắc lại chuyện xưa, trên đôi mắt tái thoáng nở nụ cười tươi. Đúng như nhà thơ Kiêng Giang nghĩ:
Dĩ vãng là một nấm mồ
Ở đây kỷ niệm đợi chờ hồi sinh…
° ° °
Để chấm dứt, cũng nên nói "đá qua" nhân vật phản điện chính Bảy Viễn - mà nhiều anh em gọi là "Chàng Grigôri của vùng Bình Xuyên". Vì nghĩ vậy nên số anh em này đề nghị không nên dùng từ "hắn" để gọi Bảy Viễn mà nên xài chữ "y". Nhưng cũng có một số người trách tác giả viết nhiều về tên phản động, thậm chí còn tố tác giả "đề cao" no nữa!
Vài anh em nhà văn đọc xong bảo "đọc xong, không ghét được Bảy Viễn, anh nên coi chừng…"
Trăm người trăm ý, biết làm sao vừa lòng được hết! Ý đồ của tác giả là chọn trong giới giang hồ, nêu lên "cặp bài trùng" Mười Trí - Bảy Viễn; một người đi tới nơi còn một người gãy gánh giữa đường. Tại sao? Đó là chủ đề tư tưởng của người Bình Xuyên.
Những năm tháng về chiều, Bảy Viễn sống lưu vong ở ngoại ô Paris, không ai đoái hoài, bi quan, thấy bỏ rơi, lại bị hai thằng điếm thúi Tài, Sang giả mạo chữ ký sang đoạt hết tài sản gởi trong nhà băng, kéo đài chuỗi ngày tàn trong ray rứt, sầu thảm; còn hình phạt nào cay độc hơn?
Ngày Bảy Viễn nhắm mắt, chỉ một tờ lá cải nhét một cái "phi lê", nhỏ xíu, cái mà nhà báo thường dành cho cho loại tin "xe cán chó". Năm ấy là năm 1970…
NGƯỜI BÌNH XUYÊN - TÁC PHẨM VÀ DƯ LUẬNVIỆN SĨ HOÀNG TRINH
Đây là một cuốn sách tôi đọc lần thứ hai, nhưng nó vẫn giữ nguyên vẻ hấp dẫn của một thế giới mới được biết đến.
Tôi không nói đây là cuốn tiểu thuyết vì tác giả cuốn sách đã ghi truyện ký. Nhưng có một sự thật là: Khi ta nghe một câu chuyện thực mà hay, ta thường nói "nghe như tiểu thuyết, đúng là tiểu thuyết!". Điều này có khi phá những định đề văn học nào đó. Chẳng hạn như lấy văn học làm chuẩn để đánh giá những hiện thưc nào đó được thuật lại, hay là lấy hiện thực này làm cơ sở đánh giá sự sáng tạo trong văn chương. Sẽ là dài dòng và không thích hợp ở đây nếu biên những dòng cảm tưởng này thành nơi đối thoại lý luận. Cảm tưởng thật có thể nói lên là: đây là một cuốn tiểu thuyết (không phải về) mà là của người thực việc thực, một tác phẩm - tự nó một cuộc sống - tác phẩm hay, chân thật, hùng hồn đúng như thực tế lịch sử rành rành của nó. "Lịch sử là tiểu thuyết đã viết, tiểu thuyết là lịch sử có thể như vậy" (Edmond dé Goncourt).
Tôi chưa thật sự thỏa mãn lắm với vế câu đầu nói nổi tiếng này khi chọn nó để nói đến cuốn truyện. Nhưng dù sao nó cũng trúng với cảm tương ban đầu của tôi. Hay như tiểu thuyết, lịch sử mà hay như tiểu thuyết.
Khi nói tới Bình Xuyên, chỉ biết đến Bảy Viễn, một anh chị khét tiếng, Bình Xuyên đối với tôi lúc bấy giờ chỉ toàn là cướp, thảo khấu, lục lâm. Sau này nghe nói tới bác Mười Trí, bước đầu cũng nhận ra sự ngộ nhận nhưng vẫn cho là chắc không nhiều. Chỉ khi được tới thăm một số vùng Bình Xuyên sau ngày giải phóng, và nhất là sau khi hai lần đọc truyện ký này thì mới được tiếp xúc với lịch sử trong tư cách sự thật của nó. Bình Xuyên mà tham gia Nam Kỳ Khởi Nghĩa, hoạt động bí mật, được kết nạp vào Đảng trước cả Cách mạng tháng Tám. Bình Xuyên mà chuẩn bị Tổng khởi nghĩa đứng trong hàng ngũ Việt Minh, cướp chính quyền, đánh Nhật, đánh Tây, chiến sĩ có, chỉ huy có… Tám Mạnh, Hai Vĩnh, Ba Dương, Bảy Rô, Chín Mập, Ba Thu, Quốc Đăng… rồi Mười Trí mà tôi được nghe nói tới nhiều nhất. Hóa ra Bình Xuyên là thế. Cũng như Hòa Hảo không phải chỉ có Ba Cụt; Cao Đài không phải chỉ có Phạm Công Tắc. Bình Xuyên là ta, là ta từ nhiều chốn, nhiều nơi, nhiều ngả đến, với các lai lịch, số phận, tính cách dữ dộ khách nhau, cách đến quanh co, xuôi ngược khác nhau, kinh qua những cuộc thử thách, phân hóa quyết liệt, cuối cùng đã gặp nhau ở một tụ điểm: Cách Mạng.
BÁC SĨ NGUYỄN KHẮC VIỆN
Bình Xuyên, Nhà xuất bản Công an, thoạt tiên tôi nghĩ "lại là câu chuyện giật gân câu khách". Nhưng vì từ trước đến nay tôi vẫn tìm hiểu về tổ chức Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo để hiểu cho được đặc trưng của cách mạng miền Nam nên tôi vẫn cố đọc. Và thật là một bất ngờ đầy thú vị, tôi đã bị cuôn sách 600 trang này lôi cuốn từ đầu đến cuối. Trước hết vì tính hấp dẫn của câu chuyện, quyền sách có thể xem như là Thủy Hử Việt Nam, một Thủy Hử của thế kỷ 20, một tác phẩm đầy kịch tính, với những nhân vật đậm nét. Là một người làm sử, tôi vui sướng tìm được ở đây một kho tư liệ quý về một giai đoạn hết sức phức tạp của cách mạng ở nước ta. Tác giả đã dày công thu thập tài liệu, gặp rất nhiều người, làm việc trong nhiều năm mới dựng lại được thiên sử này.
NGUYÊN BỘ TRƯỞNG NỘI VỤ MAI CHÍ THỌ
Sách của Nhà xuất bản Công an Nhân dân đã có những đóng góp quan trọng nâng cao trình độ nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho toàn thể cán bộ chiến sĩ trong lực lượng công an nhân dân. Bản thân tôi là người lãnh đạo cũng đã khai thác một phần tri thức ở sách của Nhà xuất bản Công an Nhân dân như các cuốn Một trăm năm khoa học hình sự, Bút ký người dự thẩm, Người Bình Xuyên…
Tôi đã từng chiến đấu ở miền Đông Nam Bộ nhưng cuốn Người Bình Xuyên mà các đồng chí xuất bản đã thực sự cuốn hút tôi.
NGUYỄN THẮNG - BÁO ĐOÀN KẾT (PHÁP)
Một bất ngờ thích thú cho những bạn đã quen nhìn các tác phẩm của Nhà xuất bản Công an Nhân dân như một loại tiểu thuyết, một truyện kể lại sự việc đã xảy ra, thực chất có ít nhiều, nhưng chỉ là sự kiện tiểu thuyết hóa.
Người Bình Xuyên, nhìn bìa ngoài, không nhãn hiệu phân loại, chỉ thấy tựa sách, tên tác giả, tên nhà xuất bản, năm ra mắt bạn đọc, thế thôi.
Mà cái tựa thật hấp dẫn, ít nhất là đối với dân Nam Bộ, cả một thời đã cuốn theo chiều gió, cái máu chuộng yên hùng hảo hơn tưởng đã mất đi tự đời nào vụt trổi dậy. Khơi lại tất cả tò mò chưa từng được thỏa mãn, những câu hỏi chưa bao giờ được giải đáp thảo đáng về những con người Lương Sơn Bạc - Bình Xuyên rất truyện Tàu mà lai là sản phẩm chính cống miền Nam, một thời chọc trời khuấy nước, rồi chìm ngấm, cuốn đi theo lịch sử.
…
Tình thế éo le gây cấn chẳng khác nào Đông Châu Liệt Quốc khiến ngòi bút chỉ chực hạ ngay câu "muốn biết sự việc ra sao, xin xem hồi sau phân giải".
Nhưng nếu chỉ xem Người Bình Xuyên như một truyện Tàu không hơn không kém thì quá bất công. Với Nguyên Hùng, với những con người mà đường đời, xương máu dù muốn dù không, đã kết vào lịch sử đất nước, dân tộc. Nguyên Hùng không muốn xếp loại cuốn sách này, tiểu thuyết hay truyện ký, hẳn anh có lý do. Xin tôn trọng lý do của anh, chỉ mong anh tiếp tục sưu tầm kịp thời những tư liệu trực tiếp, từ cửa miệng những nhân chứng còn sống sót qua cơn sóng gió lịch sử.
Chưa phải là sử, mà ai là người có tham vọng viết lịch sử ngày vừa qua? Điều chắc chắn, đó là những mảng nóng hổi lịch sử, những tư liệu quý, và sau Người Bình Xuyên mà Nguyên Hùng đã để năm năm trời tìm kiếm tư liệu và viết nên sách, chúng ta nôn nóng chờ đợi đọc các tác phẩm sắp tới của anh.
Mỹ-Diệm giết Ba Cụt càng làm cho tín đồ Hòa Hảo căm thù chống đối. Đến trào Thiệu, Kỳ, Mỹ thấy rõ sai lầm trước kia, tung tiền mua chuộc các tay buôn thần bán thánh tụ tâp quanh Thánh địa Hòa Hảo.
Trước tình hình đó, vai trò của Sư thúc Hòa Hảo rất quan trọng. Một chuyến về thăm đồng bào miền Tây của Mười Trí vào thời điểm này là cần thiết.
Mười Trí vừa thi xong tốt nghiệp cấp hai văn hóa bổ túc thì được điện bí mật đi B thăm bà con Hòa Hảo ở miền Tây.
Trên đường về Nam, Mười Trí bùi ngùi xúc động. Nhớ ngày nào đọc chữ không chạy phải đánh vần từng chữ, chỉ biết ký tên mà bây giờ leo lên đến lớp bảy, thật là quá sức tưởng tượng. Nhưng điều làm Mười Trí vui mừng hơn hết là đám con của ông không còn dốt nát như cha nó ngày xưa. Thằng Ri đi học ngành y, là học trò cưng của giáo sư bác sĩ Tôn Thất Tùng. Ông cũng khuyên con Trong cố gắng học để sau này trở nên bác sĩ sản khoa vì lúc mẹ sanh nó là do bà mụ vườn đỡ đẻ…
Đặt chân lên mảnh đất miền Tây, gặp lại đồng chí Mười Tôn là người thay ông phất cao ngọn cờ chống Mỹ cứu nước của những người Hòa Hảo chân chính, Mười Trí ôm hôn mà nước mắt chực trào ra.
"Chuyện đời thật oái oăm: mình là Sư thúc Hòa Hảo bất đắc dĩ. Nhưng càng đi sâu vào nhiệm vụ được giao phó, đặt hết tinh thần vào công tác vận động đồng bào Hòa Hảo tham gia kháng chiến chống quân xâm lăng, giành độc lập, mình đã tìm ra chân lý. Pháp trước rồi Nhựt sau nhận định "dân Nam Kỳ dám chết vì đạo dễ dàng hơn là dám chết vì nước". Đó là chuyện ngày xưa, khi dân mình còn chìm đắm trong mê muội vì chính sách ngu dân của Tây. Nhưng kể từ ngày có Bác Hồ chỉ đường dẫn lối, dân trí được mở mang, nhất là sau ngày độc lập, rồi chín năm kháng Pháp, kế đến thời đánh Mỹ, ngày nay có thể nói ngược lại "dân Nam Kỳ dám chết vì nước dễ dàng hơn dám chết vì đạo"…
Mười Trí thẳng thắn nói rõ cảm nghĩ của mình sau thời gian về thăm đạo hữu với ông Mười Tôn. Cả hai đều nhất trí một khi dân trí được mở mang thì người dân biết phân biệt chính nghĩa với tà mị…
Bà con miền Tây nghe tin Sư thúc Hòa Hảo về thăm bổn đạo kéo nhau vô căn cứ thăm gần như công khai. Họ sống lại những ngày xa xưa, nhắc cho nhau nghe những kỷ niệm khó phai về các đại hội liên tôn tại Long Châu Hà những năm 50, 51.
Mười Trí tính ở lại tiếp tay với Mười Tôn trong công tác vận động Hòa Hảo chống Mỹ, nhưng cơn sốt ác tính buộc ông phải gấp rút ra Bắc điều trị.
° ° °
Trên đường sang Campuchia, Hai Vĩnh dừng chân nghỉ đêm tại một trạm bên dòng sông Đông Nai. Tình cờ anh gặp lại Bảy Môn cũng ghé lại trạm trên đường công tác. Hai Vĩnh kêu to lên:
- Anh Bảy. Đi đâu đó?
Bảy Môn nhận ra Hai Vĩnh:
- Anh Hai!
Cả hai ôm nhau mừng rỡ.
- Tôi lên Campuchia làm việc với Lâm Quốc Đăng đây. Anh có nhắn gì không?
Mắt Bảy Môn sáng rực lên:
Nhờ anh Hai nói với Tư Thược (Lâm Quốc Đăng) là Bảy Môn lúc nào cũng xứng đáng là đồng chí của anh Tư và anh Ba Thuận (Ba Thu)…
Một vài giây sau, Bảy Môn tâm tình:
- Nhờ hai anh này dẫn dắt mà bây giờ tôi được đứng trong hàng ngũ Đảng. Không có các anh thì bọn mình chỉ là những tên đánh thuê chém mướn như Bảy Viễn… Phải vậy không? Nhớ lại chuyện mình chém lộn ở Chợ Cũ mà buồn cười. Chẳng ra làm sao hết!
Hai Vĩnh gật gù:
- Xin mừng cho anh, mà cũng mừng cho tôi, mừng cho tất cả những tay giang hồ đã tìm được con đường tươi sáng, con đường vinh quang, con đường chiến đấu giải phóng quê hương…
Ngoài sân bỗng sáng hẳn lên. Mảnh trăng rừng thoát khỏi áng mây, tỏa ánh sáng vàng phơn phớt xanh xuống khu rừng già…
- Trông kìa! - Bảy Môn chỉ dòng sông lấp lánh ánh trăng như mời mộc, như quyến rũ.
Cả hai bước ra khỏi trạm di dọc theo bờ sông, thả hồn theo dòng suy nghĩ "Con sông này đổ ra biển, chắc chắn phải chảy ngang Rừng Sác. Chốn ấy có một thời chúng mình đã theo các bậc đàn anh cát cứ một vùng "dọc ngang nào anh biết trên đầu có ai"…
Những hình bóng cũ thoáng qua, kẻ mắt người còn: Ba Dương, Năm Hà, Tám Mạnh, Bảy Viễn, Mười Trí… Điểm lại, ngoài Ba Dương hy sinh quá sớm, trừ Bảy Viễn lưu vong trên đất khách, các bạc đàn anh Tám Mạnh, Năm Hà, Mười Trí đã giã biết kiếp giang hồ để xuôi theo dòng sông về với biển cả, biển cả dân tộc Việt Nam anh hùng.
NGUYÊN HÙNG
Khởi thảo 1980-1983
Hoàn chỉnh 1985
Lời BạtKết thúc tiểu thuyết lịch sử hiện đại Người Bình Xuyên theo kiểu "cuộc chiến đấu còn đang tiếp diễn" chắc chắn làm nhiều bạn đọc không hài lòng: người đọc muốn biết số phận của các nhân vật trong truyện ra sao. Vậy xin viết thêm vài trang để "bổ túc hồ sơ lý lịch" một số nhân vật.
° ° °
Sáu năm sau ngày giải phóng, anh Hai Vĩnh - Đại tá Cục phó Cục Xây Dựng Kinh tế Quân khu 7 - đưa tác giả đi thăm phần mộ ông và bà Tám Mạnh nằm trên miếng vườn nhà ở cuối đường Chánh Hưng, phường 7, quận 8.
Dưới bóng dừa mát rượi, hai ông bà nằm song song bên nhau, như lúc sống đã cùng ra Rừng Sác, lên núi Nứa, tập kết ra Bắc rồi trở về Nam đáo lại quê nhà. Trên phần mộ ông Tám bia có đề:
Ông Nguyễn Văn Mạnh
(Nhân sĩ miền Nam)
Sinh năm 1888 tại xã Chánh Hưng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn.
Đảng viên Cộng sản năm 1944.
Từ trần ngày 22-12-1976
Hưởng thọ 88 tuổi.
Bia bà Tám như sau:
Bà Hùynh Thị Đào.
(Cán bộ Mặt trận Tổ quốc Trung ương)
Sinh năm 1894 tại xã Phước Long, huyện Nhà Bè, tỉnh Gia Định.
Từ trần ngày 17-10-1981
Hưởng thọ 88 tuổi.
Như vậy, ông và bà Tám đã chứng kiến ngày huy hoàng của đất nước sau bốn mươi năm tranh đấu của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đứng nhìn khá lâu chân dung hai ông bà, tôi có cảm tưởng như thấy phản phất một nụ cười mãn nguyện, cái mãn nguyện của những người tìm được con đường đi đến nơi về đến chốn, tuy lắm chông gai nhưng cũng đầy hương sắc.
Anh Hai Vĩnh đưa tôi về xã Long Kiểng, nơi chôn nhau cắt rún của anh. Chúng tôi đã dừng lại ngã ba Nhơn Đức, nơi anh lập thành tích đánh tan ba tên du đãng để nhảy lên chức anh chị trong vùng. Nhắc lại chuyện xưa, anh đăm chiêu và tôi hiểu anh nghĩ gì: "Nếu không có Đảng…" Cố nhiên là chúng tôi dừng lâu tại cầu Rạch Đỉa là nơi diễn ra mối tình đầu của thầy Hai Vĩnh và cô Tư Xóm Cỏ.
Bà con trong vùng tranh nhau mời "chú Hai" vô nhà uống nước. Nhiều người ngỏ ý "thành tích chiến đấu suốt hai mùa kháng chiến, Hai Vĩnh phải lên tướng mới đúng". Trước tình cảm đặc biệt của bà con, anh chỉ mỉm cười khiêm tốn. Trên đường về, anh nói nhỏ với tôi:
- Lên tới tá là đụng trần nhà rồi. Bởi vì văn hóa mình kém, lại kẹt lý lịch Bình Xuyên…
Tôi nghĩ thầm:
"Phải cố hoàn chỉnh Người Bình Xuyên để giúp mọi người hiểu rõ tập thể những kẻ giang hồ yêu nước mà Hai Vĩnh là một trong những người tiêu biểu nhất.
° ° °
Về nhà, anh giới thiệu tôi với cô Tư Xóm Cỏ - nay đã có cháu nội. Hai anh chị mỉm cười khi tôi gợi lại mối tình đầu ở nhà máy xay Sáu An. Cô Tư Xóm Cỏ tiết lộ một bí mật lý thú:
- Hồi đó ông yếu nhớt vì mang chứng hút. Nhờ cú đá của tôi mà ổng bỏ hút đi học võ.
Thì ra nạn nhân của cô Tư Xóm Cỏ tại nhà mày ngày ấy không phải là anh thợ máy mà chính là chàng Hai Vĩnh. Lai càng độc đáo: một ngọn cuớc mà nên vợ nên chồng, lại nên nghiệp lớn. Người Bình Xuyên có khác!
° ° °
Anh Bảy Rô đã thành "viên ngoại", đúng như điều anh mơ ước thuở thiếu thời. Sau giải phóng, anh làm cán bộ công đoàn huyện Nhà Bè, ngụ tại ấp 3, xã Tận Thuận. Cơ ngơi của anh theo đúng công thức VAC (vườn, ao, chuồng) lại thêm ruộng rẫy nứa. Anh sống thoải mái "giàu sang thì không bằng ai, nhưng lai rai thì không ai bằng mình". Xin giới thiêu sơ lý lịch của anh, như được ghi trong sổ hưu trí do Liên hiệp Công đoàn thành cấp: 33 năm 9 tháng công tác liên tục, thương tật 4/8 (theo sở trợ cấp thương binh). Đặc biệt có 13 năm 9 ngày ở các khám Chí Hòa, Phú Lợi và Côn Đảo từ 10-8-58 đến 9-10-71. (Ra đảo từ 65 đến 70). Trong đợt phát thẻ Đảng, anh Bảy được cấp thẻ đỏ với sự nhất trí cao của chi bộ.
Một trong những "công tác nổi" của anh Bảy là hằng năm đều đăng cai tổ chức liện hoan tất niên tại nhà, quy tụ đôi ba trăm bạn chiến đấu cũ, trong đó có hầu hết anh em Bình Xuyên còn sống sót đến ngày nay.
Trong năm năm liền, tác giả được mời đến chung vui tay bắt mặt mừng với anh Hai Vĩnh, Bảy Môn, Mười Lực, Năm Chảng, Năm Hồi, Ba Xuân, Sáu Tuấn, chị Mười Trí, Ba Rùm, Hai Bạc, Ba Chiêu, Sáu Nhuốc, Tám Tâm…
Có năm ban tổ chức mời được khách quý như thượng tướng Trần Văn Trà, thiếu tướng Lương Văn Nho, các đại tá Lâm Quốc Đăng, Lâm Văn Hậu, anh Cao Văn Bổ và các anh chị em thuộc Quân nhu Khu 7. Các cán bộ lão thành như các ông Bảy Trân, Bảy Khánh, Hồ Văn Lái cùng vui vẻ tới dự.
Anh Bảy Rô đã đưa tác giả đến nền nhà cũ của anh ở sát nền nhà ông Ba Dương, gần cầu Rạch Đỉa, nơi nhiều kỷ niệm vui buồn trong đời anh: đâm chết Ba Tần ở đó, làm bảo vệ cho anh Ba Dương cũng ở đó, dùng ong vò vẽ đánh tan bọn Chà chóp cũng ở đó. Trên con đường đá đỏ từ bến đò Long Kiểng chạy dài tới chợ Long Kiểng thỉnh thoảng chúng tôi gặp vài chiếc thổ mộ cổ xưa lộc cộc suốt quãng đường làng. Tôi hình dung một Bảy Rô mặc pyjama lãnh đen, đầu đội nón nỉ cũng màu đen, cặp nách con roi ngữa, nhanh nhẹn nhảy xuống đường, chân đi chữ bát, tay nằm gọng xe ra sức đẩy tiếp xe lên dốc cầu sắt. Anh đánh xe thổ mộ có máu cờ bạc và thích sanh sự này nếu không gặp sinh viên Thắng (bí danh Ba Trà) trong Khám Lớn năm 44 thì cuộc đời của anh sẽ ra sao?
Có lẽ vì mang ơn người thầy đầu tiên trong lýt-xê Khám Lớn mà cuộc liên hoan cuối năm (hay đầu năm) nào, anh Bảy cũng mang thiệp đến tận nhà anh Ba "mời cho được mới nghe".
Tin mới nhất là năm rồi anh Bảy được bầu làm chủ nhiệm Câu lạc bộ Truyền thống huyện Nhà Bè.
° ° °
Về anh Mười Trí, nhiều bạn yêu cầu viết thêm, vì đây là nhân vật "có một không hai" trong giới giang hồ và giáo phái. Tác giả đã viết riêng về nhân vật "độc nhất vô nhị" này trong một tiểu thuyết lấy tên là Sư thúc Hòa Hảo.
Trong phần cuối này, xin bổ túc vài chi tiết về anh Mười:
Sau Đại thắng mùa Xuân, anh Mười đắc cử đại biểu Quốc hội cùng với anh Mười Tôn, đơn vị An Giang. Hai ông Mười là niềm hãnh diện chính đáng của đồng bào Hòa Hảo yêu nước không riêng gì trong tỉnh mà cả miền Tây.
Thiếu tướng Tô Ký nêu ba đặc điểm của anh Mười như sau: "Chơi với Bình Xuyên mà không nhiễm Bảy Viễn, đi với Hòa Hảo mà không theo Huỳnh Phú Sổ, chơi với Cao Đài mà không theo Phạm Công Tắc". Đó là bản lĩnh của anh Mười. Niềm vui của nhân sĩ Huỳnh Văn Trí là các con em đều học đến nơi đến chốn, đại học và trên đại học.
Khi gặp nữ bác sĩ Huỳnh Trong, chủ nhiệm khoa sản tại bệnh viện Từ Dũ, tác giả chợt nhớ tới Giấc ngủ mười năm của Trần Lực (tức Bác Hồ) đã đọc hồi chín năm. Một người tù vượt ngục có bao giờ dám mơ ước con mình trở thành bác sĩ? Vậy mà anh Mười có đến hai người con bác sĩ (thêm Huỳnh Ri, anh hùng Cồn Cỏ) và còn nhiều được sĩ, kỹ sư…
Còn chứng mình nào hùng biện hơn quyết định theo cách mạng của gia đình anh Mười? Chẳng những "không sợ mất gì cả, chỉ mất đi xiềng xích" (như Mác nói) mà còn bảo đảm tương lai cho con cái mình.
Cái mất và cái được của giới giang hồ khi đi kháng chiến đã hiện ra, rõ như bang ngày.
° ° °
Về nhóm nhân vật "đảo tuyến - nói theo giới sân khấu - xin phớt qua các anh Bảy Môn, Mười Lực,Năm Chảng.
Cái "số" của anh Bảy Môn nằm gọn trong chữ "nhàn". Anh tiếp tôi trong biệt thự chánh phủ cấp, tươm tất trong bộ pyjam ủi thẳng nếp, tóc chải láng bóng. Đem so với anh công nhân - thư ký hãng Caric Võ Văn Môn 40 năm về trước thì trung tá Bảy Môn, thành viên Măt trận Tổ quốc Việt Nam hiện anh không khác mấy.
Nhắc lại chuyện xưa - đánh nhau với Hai Vĩnh theo yêu cầu của người khác - anh Bảy cười, lắc đầu: "hồi đó mình có biết gì đâu!..."
Nói chuyện bây giờ, anh Bảy được anh em "chịu" về tám lòng bè bạn của anh đối với Mười Lực. Sau giải phóng, Mười Lực bị "thưa gởi" liên quan tới Cảng cá Chánh Hưng. Hay tin này, Bảy Môn chạy qua can thiệp với chánh quyền, anh đem sinh mạng chính trị của mình bảo lãnh cho người bạn năm xưa…
° ° °
Sau ngày từ Côn Đảo về, Mười Lực "trụ bộ" tại Chánh Hưng. Hiện nay anh sống qua ngày với thùng thuốc lá bán lẻ. Niềm vui của anh là những năm tháng nắm Chi đội 3 ở Rừng Sác.
Chuyến nhảy về thành theo Bảy Viễn đến này vẫn còn là mặc cảm tội lỗi ray rứt triền miên.
Anh ngại tham gia các liên hoan tổ chức tại nhà Bảy Rô. Mà anh cũng có lý của anh: tôi đã không bắt tay anh khi Hai Vĩnh đèo anh tới. Tôi cũng buồn tiếc với anh cho tình đời: "đánh kẻ chạy đi" sao lại làm mặt là với người quay về?"
° ° °
Anh Năm Chảng là một đảng viên được đưa về thành công tác. Anh không may mắn như Bảy Môn, không bắt được liên lạc với kháng chiến. Từ ngày được phóng thích khỏi Côn Đảo, anh sống ẩn dật như một "phó thường dân Nam Bộ". Phương tiện sinh sống là quán cà phê nghèo chiếm một nửa gian nàh anh, kế bên mấy chòm mả đá, phía sau hãng cưa dưới dốc cầu Rạch Ong (xưa là hãng đóng tàu Nichina).
Đôi mắt mờ vì chứng huyết áp, hai chân chậm, một hình anh trái ngược với anh chỉ huy trường Chi đội 2 nửa thế kỷ trước đây. Chuyện đánh Tây đã lùi về dĩ vãng, dù vậy nhắc lại chuyện xưa, trên đôi mắt tái thoáng nở nụ cười tươi. Đúng như nhà thơ Kiêng Giang nghĩ:
Dĩ vãng là một nấm mồ
Ở đây kỷ niệm đợi chờ hồi sinh…
° ° °
Để chấm dứt, cũng nên nói "đá qua" nhân vật phản điện chính Bảy Viễn - mà nhiều anh em gọi là "Chàng Grigôri của vùng Bình Xuyên". Vì nghĩ vậy nên số anh em này đề nghị không nên dùng từ "hắn" để gọi Bảy Viễn mà nên xài chữ "y". Nhưng cũng có một số người trách tác giả viết nhiều về tên phản động, thậm chí còn tố tác giả "đề cao" no nữa!
Vài anh em nhà văn đọc xong bảo "đọc xong, không ghét được Bảy Viễn, anh nên coi chừng…"
Trăm người trăm ý, biết làm sao vừa lòng được hết! Ý đồ của tác giả là chọn trong giới giang hồ, nêu lên "cặp bài trùng" Mười Trí - Bảy Viễn; một người đi tới nơi còn một người gãy gánh giữa đường. Tại sao? Đó là chủ đề tư tưởng của người Bình Xuyên.
Những năm tháng về chiều, Bảy Viễn sống lưu vong ở ngoại ô Paris, không ai đoái hoài, bi quan, thấy bỏ rơi, lại bị hai thằng điếm thúi Tài, Sang giả mạo chữ ký sang đoạt hết tài sản gởi trong nhà băng, kéo đài chuỗi ngày tàn trong ray rứt, sầu thảm; còn hình phạt nào cay độc hơn?
Ngày Bảy Viễn nhắm mắt, chỉ một tờ lá cải nhét một cái "phi lê", nhỏ xíu, cái mà nhà báo thường dành cho cho loại tin "xe cán chó". Năm ấy là năm 1970…
NGƯỜI BÌNH XUYÊN - TÁC PHẨM VÀ DƯ LUẬNVIỆN SĨ HOÀNG TRINH
Đây là một cuốn sách tôi đọc lần thứ hai, nhưng nó vẫn giữ nguyên vẻ hấp dẫn của một thế giới mới được biết đến.
Tôi không nói đây là cuốn tiểu thuyết vì tác giả cuốn sách đã ghi truyện ký. Nhưng có một sự thật là: Khi ta nghe một câu chuyện thực mà hay, ta thường nói "nghe như tiểu thuyết, đúng là tiểu thuyết!". Điều này có khi phá những định đề văn học nào đó. Chẳng hạn như lấy văn học làm chuẩn để đánh giá những hiện thưc nào đó được thuật lại, hay là lấy hiện thực này làm cơ sở đánh giá sự sáng tạo trong văn chương. Sẽ là dài dòng và không thích hợp ở đây nếu biên những dòng cảm tưởng này thành nơi đối thoại lý luận. Cảm tưởng thật có thể nói lên là: đây là một cuốn tiểu thuyết (không phải về) mà là của người thực việc thực, một tác phẩm - tự nó một cuộc sống - tác phẩm hay, chân thật, hùng hồn đúng như thực tế lịch sử rành rành của nó. "Lịch sử là tiểu thuyết đã viết, tiểu thuyết là lịch sử có thể như vậy" (Edmond dé Goncourt).
Tôi chưa thật sự thỏa mãn lắm với vế câu đầu nói nổi tiếng này khi chọn nó để nói đến cuốn truyện. Nhưng dù sao nó cũng trúng với cảm tương ban đầu của tôi. Hay như tiểu thuyết, lịch sử mà hay như tiểu thuyết.
Khi nói tới Bình Xuyên, chỉ biết đến Bảy Viễn, một anh chị khét tiếng, Bình Xuyên đối với tôi lúc bấy giờ chỉ toàn là cướp, thảo khấu, lục lâm. Sau này nghe nói tới bác Mười Trí, bước đầu cũng nhận ra sự ngộ nhận nhưng vẫn cho là chắc không nhiều. Chỉ khi được tới thăm một số vùng Bình Xuyên sau ngày giải phóng, và nhất là sau khi hai lần đọc truyện ký này thì mới được tiếp xúc với lịch sử trong tư cách sự thật của nó. Bình Xuyên mà tham gia Nam Kỳ Khởi Nghĩa, hoạt động bí mật, được kết nạp vào Đảng trước cả Cách mạng tháng Tám. Bình Xuyên mà chuẩn bị Tổng khởi nghĩa đứng trong hàng ngũ Việt Minh, cướp chính quyền, đánh Nhật, đánh Tây, chiến sĩ có, chỉ huy có… Tám Mạnh, Hai Vĩnh, Ba Dương, Bảy Rô, Chín Mập, Ba Thu, Quốc Đăng… rồi Mười Trí mà tôi được nghe nói tới nhiều nhất. Hóa ra Bình Xuyên là thế. Cũng như Hòa Hảo không phải chỉ có Ba Cụt; Cao Đài không phải chỉ có Phạm Công Tắc. Bình Xuyên là ta, là ta từ nhiều chốn, nhiều nơi, nhiều ngả đến, với các lai lịch, số phận, tính cách dữ dộ khách nhau, cách đến quanh co, xuôi ngược khác nhau, kinh qua những cuộc thử thách, phân hóa quyết liệt, cuối cùng đã gặp nhau ở một tụ điểm: Cách Mạng.
BÁC SĨ NGUYỄN KHẮC VIỆN
Bình Xuyên, Nhà xuất bản Công an, thoạt tiên tôi nghĩ "lại là câu chuyện giật gân câu khách". Nhưng vì từ trước đến nay tôi vẫn tìm hiểu về tổ chức Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo để hiểu cho được đặc trưng của cách mạng miền Nam nên tôi vẫn cố đọc. Và thật là một bất ngờ đầy thú vị, tôi đã bị cuôn sách 600 trang này lôi cuốn từ đầu đến cuối. Trước hết vì tính hấp dẫn của câu chuyện, quyền sách có thể xem như là Thủy Hử Việt Nam, một Thủy Hử của thế kỷ 20, một tác phẩm đầy kịch tính, với những nhân vật đậm nét. Là một người làm sử, tôi vui sướng tìm được ở đây một kho tư liệ quý về một giai đoạn hết sức phức tạp của cách mạng ở nước ta. Tác giả đã dày công thu thập tài liệu, gặp rất nhiều người, làm việc trong nhiều năm mới dựng lại được thiên sử này.
NGUYÊN BỘ TRƯỞNG NỘI VỤ MAI CHÍ THỌ
Sách của Nhà xuất bản Công an Nhân dân đã có những đóng góp quan trọng nâng cao trình độ nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho toàn thể cán bộ chiến sĩ trong lực lượng công an nhân dân. Bản thân tôi là người lãnh đạo cũng đã khai thác một phần tri thức ở sách của Nhà xuất bản Công an Nhân dân như các cuốn Một trăm năm khoa học hình sự, Bút ký người dự thẩm, Người Bình Xuyên…
Tôi đã từng chiến đấu ở miền Đông Nam Bộ nhưng cuốn Người Bình Xuyên mà các đồng chí xuất bản đã thực sự cuốn hút tôi.
NGUYỄN THẮNG - BÁO ĐOÀN KẾT (PHÁP)
Một bất ngờ thích thú cho những bạn đã quen nhìn các tác phẩm của Nhà xuất bản Công an Nhân dân như một loại tiểu thuyết, một truyện kể lại sự việc đã xảy ra, thực chất có ít nhiều, nhưng chỉ là sự kiện tiểu thuyết hóa.
Người Bình Xuyên, nhìn bìa ngoài, không nhãn hiệu phân loại, chỉ thấy tựa sách, tên tác giả, tên nhà xuất bản, năm ra mắt bạn đọc, thế thôi.
Mà cái tựa thật hấp dẫn, ít nhất là đối với dân Nam Bộ, cả một thời đã cuốn theo chiều gió, cái máu chuộng yên hùng hảo hơn tưởng đã mất đi tự đời nào vụt trổi dậy. Khơi lại tất cả tò mò chưa từng được thỏa mãn, những câu hỏi chưa bao giờ được giải đáp thảo đáng về những con người Lương Sơn Bạc - Bình Xuyên rất truyện Tàu mà lai là sản phẩm chính cống miền Nam, một thời chọc trời khuấy nước, rồi chìm ngấm, cuốn đi theo lịch sử.
…
Tình thế éo le gây cấn chẳng khác nào Đông Châu Liệt Quốc khiến ngòi bút chỉ chực hạ ngay câu "muốn biết sự việc ra sao, xin xem hồi sau phân giải".
Nhưng nếu chỉ xem Người Bình Xuyên như một truyện Tàu không hơn không kém thì quá bất công. Với Nguyên Hùng, với những con người mà đường đời, xương máu dù muốn dù không, đã kết vào lịch sử đất nước, dân tộc. Nguyên Hùng không muốn xếp loại cuốn sách này, tiểu thuyết hay truyện ký, hẳn anh có lý do. Xin tôn trọng lý do của anh, chỉ mong anh tiếp tục sưu tầm kịp thời những tư liệu trực tiếp, từ cửa miệng những nhân chứng còn sống sót qua cơn sóng gió lịch sử.
Chưa phải là sử, mà ai là người có tham vọng viết lịch sử ngày vừa qua? Điều chắc chắn, đó là những mảng nóng hổi lịch sử, những tư liệu quý, và sau Người Bình Xuyên mà Nguyên Hùng đã để năm năm trời tìm kiếm tư liệu và viết nên sách, chúng ta nôn nóng chờ đợi đọc các tác phẩm sắp tới của anh.
/74
|