Lấy chàng được một năm thì mẹ thông báo:
- Tối qua thằng Nghĩa bảo cuối tuần mang người yêu về ăn cơm.
Vậy là trong hai ngày cả làng Đông đã nhận được thông báo này. Ai cũng hồi hộp thì phải, ai cũng phấn khởi chờ mong anh thạc sĩ dẫn người yêu cũng là thạc sĩ về làng xem thế nào. Câu chuyện trở thành “hot” nhất làng, nhất là những buổi họp hai số cuối của mẹ và các chiến hữu. Mọi người thì thầm:
- Thằng Nghĩa khó tính thế, chắc người yêu nó phải vừa giỏi, vừa khéo, vừa xinh đẹp lắm đấy nhỉ.
- Phải canh giờ mà đứng ở cửa sổ xem thế nào, bà ạ.
….
Ngày cuối tuần trọng đại của cả làng cũng tới. Khác với mình khi ra mắt chính thức nhà chàng. Lúc đó, mình đi chợ từ sớm, qua nấu cơm cho nhà chàng, ăn xong rửa bát, mệt phờ mới về nhà mình.
Em gái chàng hỏi:
- Có sợ không?
- Sợ.
Cô bé xinh xắn chỉ xuất hiện khi mọi thứ đã chuẩn bị xong. Vào nhà, chào gia đình và ngồi ăn bưởi mẹ bổ. Công nhận xinh thật là xinh. Lại là thạc sĩ của trường đại học xây dựng nữa, không yêu mới là lạ.
Tự dưng cái bằng đại học của mình chỉ như bằng xóa mù chữ của dân tộc thiểu số.
Lúc ấy, mình bầu bì còn một tháng nữa là sinh, mệt lử và nặng nề nhưng vẫn chỉ quẩn quanh trong bếp cả buổi. Nặng nề múc dần các thứ ra bát, thì:
- Có còn làm gì nữa không để em làm cho?
- Thôi, xong hết rồi còn gì. Mới lại chúng mình bằng tuổi nhau ấy mà, cậu không phải gọi tớ bằng chị đâu.
- Ừ.
Ừ rồi cô bé quay lên nhà ăn bưởi tiếp. Ơ hơ, mình mới nói khách sáo thế mà đã lên nhà thật à?
Mình ngu thật, sĩ là thiệt!
…
Chiều hôm sau, đi làm về vội vàng thay quần áo để xuống giúp mẹ nấu cơm. Mình ngỏ ý khen cô em dâu tương lai xinh và giỏi giang. Mẹ cũng khen cô con dâu tương lai, nhưng những lời khen của mẹ sắc lắm, có kẹp dao lam thì phải. Những lời khen của mẹ làm mình đau, cho dù mình không phải là đứa hay ghen tị:
- Đấy, con nhà người ta xinh thế chứ. Chứ như cô kìa, xấu không thể nào chịu nổi. Cô chửa trông
còn xinh ra đấy, trước mới về nhà tôi trông kinh chết. Không hiểu sao thằng Hậu nhà tôi nó đẹp thế, đẹp như trong tranh ấy, lại lấy phải cô chứ. Trông cô … nguệch ngoạc quá…
- Ơ, thế mà bọn ở cơ quan con ai cũng bảo con xinh, mẹ ạ. Không lẽ họ lừa con à?
Mình cố chống chế cho đỡ ngượng. Nhưng mình vẫn thấy câu trả lời của mình hơi vô duyên. Mẹ chê mình, nhưng xấu hay đẹp đâu phải lỗi của mình? Không lẽ lại về bắt đền bố mẹ đẻ. Ngồi tưởng tượng mà xem, về túm cổ bố bảo rằng:
- Bố, mọi người ai cũng bảo con giống mẹ thì xinh hơn. Đằng này giống bố nên trông mới bị nguệch ngoạc. Bố đền tiền con đi… Đền tiền con đi…
Chắc ông bố uất lên mà chết mất.
…
Một tuần sau nữa…
- Chúng mình cưới nhau nhé!
- Ôi, gấp thế thì bố mẹ anh có nói gì không?
- Ở nhà anh, anh đã nói gì thì sự thật nó sẽ là như thế.
Và họ cưới nhau, theo lời kể của em dâu, gọn gàng vậy thôi. Không như mình với chàng, hai lần hoãn cưới vì lão thầy bói đểu cáng nào đó.
Thuyền theo lái, gái theo chồng. Trong nhà, Nghĩa được bố mẹ cưng yêu, lại làm ra tiền nên có lẽ em dâu cũng có được cái bóng lớn để dựa dẫm. Mừng cho em bao nhiêu thì càng nhận ra thiệt thòi của mình bấy nhiêu. Mình hét lên trong lòng: đừng có so sánh nữa, ai bảo học dốt, không học thạc sĩ thì đương nhiên cơ hội đến trong đời cũng ít đi thôi. Nhưng không hiểu sao trong lòng mình vẫn cố cưỡng lại, vừa so sánh vừa tủi thân.
Ngày ấy khóa tốt nghiệp chỉ có năm đưa đạt bằng giỏi. Ngày ăn liên hoan chia tay lớp, năm đứa rủ nhau học tiếp cao học cho thỏa chí tang bồng. Mình hồ hởi lắm, dự định về hỏi ý kiến bố mẹ. Gì chứ nói đến học thì chưa bao giờ bố mẹ phản đối mình điều gì.
Trở về nhà, nhìn cảnh bố nằm trên giường ho sù sụ, mẹ tảo tần bán quán nước ngoài hồ đến tận 11g đêm mới đẩy xe hàng về, hè cũng như đông. Tự dưng nhận ra cái bằng cao học kia sao mà xa vời đến thế. Định hỏi rồi lại im lặng, mình không còn nghĩ đến những dự tính trên đường về khi nãy nữa.
Bố về mất sức không có lương, lương của mẹ thì chỉ có 500.000 đồng một tháng. Tiền mình đi làm thêm nửa ngày nữa, 600.000 một tháng. Dạo đó làm cho Agnet của Ý, nên thế là lương cao rồi. Chẳng biết nguồn thu nhập nào hơn để cuộc sống bớt khổ.
Cũng có thêm một tuần nữa để tìm hiểu về học phí và các phụ phí của cao học cho đỡ thòm thèm, mình tới buổi cà phê với khuôn mặt tươi cười, trả lời bốn đứa khi đầy hào hứng:
- Thôi, các cậu học tiếp nhé, thông cảm, chắc tớ không đi học được rồi. Có công ty mời tớ về làm bàn giấy. Chắc lười học, ham đi kiếm tiền nên chả hứng thú gì cái bằng thạc sĩ. Sau này học tiếp vậy.
Trở về nhà lòng cứ man mác, tự dưng lại nói dối chúng nó vì sĩ. Cũng có công ty gọi đi làm thật, song công ty ấy không nặng bằng cánh cổng nhà trường. Tự gác tay lên đầu trước khi đi ngủ rồi lại trở mình hắt tiếng thở dài. Thôi, đã quyết định thế rồi, lao vào cuộc đấu tranh sinh tồn giúp bố mẹ, chứ còn có anh chị em nào làm thay cho đâu. Tốt nhất đừng nói lộ cho bố mẹ biết, kẻo bố mẹ lại buồn.
Chẳng ai biết câu chuyện cao học đó của mình, kể cả chàng. Nhưng chưa bao giờ mình quên được mình đã nợ bản thân cái gì. Em dâu có lẽ sinh vào giờ khác, ngày khác nên số phận cũng khác thôi.
Giầy dép còn có số nữa là người. Đấy, nhà thơ Giang Nam từng hỏi: “Ai bảo chăn trâu là khổ?”, còn mình thì mình trả lời: “Ai bảo con một là sướng đâu”.
Cô dâu mới bước vào cổng nhà chàng trong tiếng trầm trồ của “bá quan văn võ”. Xinh quá là xinh. Còn cô dâu cũ bụng to như cái thùng nước vo, lấp ló đâu đó trong căn bếp chật đun nước pha trà cho khách nhưng vẫn không tránh khỏi sự so sánh của khách làng đến chia vui. Lần đầu tiên, mình thấy ghét khuôn mặt xấu của mình.
Tiệc tan, mình cùng gia đình dọn dẹp bở hơi tai, còn đôi trẻ lên phòng đóng cửa. Sáng hôm sau còn đi tháng trăng mật xuyên Việt. Mười một giờ đêm mình mới được nghỉ. Tự dưng thấy mệt hơn bao giờ hết. Nhìn chàng, thấy chán ngán đến nhường nào.
Đêm hôm ấy mình cứ miên man nghĩ, trằn trọc chiếm hết cả hai cái gối. Chàng dúm dó nằm nhường một góc cũng không khỏi khó chịu.
- Em còn chưa đi ngủ à?
- Em đói.
- Em ăn gì thì xuống lấy mà ăn đi. Đói là không tốt cho con đâu.
- Ăn gì mà ăn? Thừa nồi xúp em có múc riêng một bát cất đi trong bếp. Hồi tối mẹ đổ đi rồi. Giờ thức ăn thừa mẹ cũng cho hàng xóm hết. Em chẳng có gì mà ăn.
Nói đến đó tự dưng mình thấy tủi nhục thế. Không lẽ lại bỏ xác đói nơi này. Trong giọng mình nói với chàng, chàng không nhận ra biết bao hờn dỗi và ghen tị của một người đàn bà bình thường như bao người khác. Ừ nhỉ, mình đang ghen tị thì đúng hơn là cơn đói của bà bầu.
- Thôi em đi ngủ đi. Ngủ là quên đói ấy mà. Sáng mai anh chở em đi ăn phở nhé?
- Anh nói thế mà nghe được à? Anh thử vác bầu xem anh có ngã lăn quya vì đói không? Sao tôi sống nhục như thế này nhỉ. Nhà có cỗ mà bị chết đói.
- Thôi em ơi, nói nhỏ thôi, bố mẹ nghe thấy bây giờ.
- Thôi cái gì mà thôi. Sao tôi có thể sống như thế này chứ.
- Cuộc sống của em tốt thế này mà em còn đòi hỏi gì nữa nào?
- Đây mà là cuộc sống à?
Mình giận dữ nhìn chàng bằng ánh mắt thép. Mình thở hổn hển đầy tức giận. Một nửa xấu xa trong mình đang thắng thế. Một nửa hiền lành và cam chịu như thể bị trói vào ghế và dán băng keo vào miệng rồi. Nửa xấu xa đang vùng vẫy, đang cố gào thét, đang cố chống đối lại. Nhưng … chỉ dám với mình chàng thôi. Trong cơn tức tối, mình lôi chàng ra ban công, chỉ xuống phòng tân lang tân nương:
- Anh ra đây, anh nhìn đi. Đây mới là cuộc sống nhé. Nhìn đi, nhìn cho kỹ vào. Đời tôi biết từ giờ đến lúc chết bao giờ mới được đi tháng trăng mật như thế? Bao giờ mới được ăn xong cắp đít lên phòng? Bao giờ mới được nằm trên bộ nệm gần chục triệu đồng? Bao giờ mới đủ tiền để sắm sửa mua đất ra ở riêng?
Chàng chẳng nói chẳng rằng đi vào phòng, lao mình lên chiếc niệm mà hai đứa đắn đo tích cóp mãi mới mua đươ�g vu�c. Bà bầu ai cũng hay cáu, cáu từ có lý đến vô lý. Nhưng đứng lại một mình trên ban công một mùa đông xơ xác như đêm ấy, mình cũng thấy thương chàng. Hình như sự im lặng ấy không phải để trêu ngươi cái ích kỷ và tính ghen tị của đàn bà, mà là nỗi buồn khi thấy sự hèn kém của thằng đàn ông. Mình càng nghĩ càng thấy mình có lỗi. Thôi, vào làm lành với chàng thôi.
Trở vào, thấy chàng đã ngồi chơi điện tử rồi. Chán, không làm lành nữa. Trong giấc mơ đêm nay, mình sẽ đi vòng quanh thế giới, làm hẳn một năm trăng mật cho bõ. À quên, đi ăn thật nhiều thứ nữa chứ. Chàng ơi, chàng vô tâm như thế thật sao?
- Tối qua thằng Nghĩa bảo cuối tuần mang người yêu về ăn cơm.
Vậy là trong hai ngày cả làng Đông đã nhận được thông báo này. Ai cũng hồi hộp thì phải, ai cũng phấn khởi chờ mong anh thạc sĩ dẫn người yêu cũng là thạc sĩ về làng xem thế nào. Câu chuyện trở thành “hot” nhất làng, nhất là những buổi họp hai số cuối của mẹ và các chiến hữu. Mọi người thì thầm:
- Thằng Nghĩa khó tính thế, chắc người yêu nó phải vừa giỏi, vừa khéo, vừa xinh đẹp lắm đấy nhỉ.
- Phải canh giờ mà đứng ở cửa sổ xem thế nào, bà ạ.
….
Ngày cuối tuần trọng đại của cả làng cũng tới. Khác với mình khi ra mắt chính thức nhà chàng. Lúc đó, mình đi chợ từ sớm, qua nấu cơm cho nhà chàng, ăn xong rửa bát, mệt phờ mới về nhà mình.
Em gái chàng hỏi:
- Có sợ không?
- Sợ.
Cô bé xinh xắn chỉ xuất hiện khi mọi thứ đã chuẩn bị xong. Vào nhà, chào gia đình và ngồi ăn bưởi mẹ bổ. Công nhận xinh thật là xinh. Lại là thạc sĩ của trường đại học xây dựng nữa, không yêu mới là lạ.
Tự dưng cái bằng đại học của mình chỉ như bằng xóa mù chữ của dân tộc thiểu số.
Lúc ấy, mình bầu bì còn một tháng nữa là sinh, mệt lử và nặng nề nhưng vẫn chỉ quẩn quanh trong bếp cả buổi. Nặng nề múc dần các thứ ra bát, thì:
- Có còn làm gì nữa không để em làm cho?
- Thôi, xong hết rồi còn gì. Mới lại chúng mình bằng tuổi nhau ấy mà, cậu không phải gọi tớ bằng chị đâu.
- Ừ.
Ừ rồi cô bé quay lên nhà ăn bưởi tiếp. Ơ hơ, mình mới nói khách sáo thế mà đã lên nhà thật à?
Mình ngu thật, sĩ là thiệt!
…
Chiều hôm sau, đi làm về vội vàng thay quần áo để xuống giúp mẹ nấu cơm. Mình ngỏ ý khen cô em dâu tương lai xinh và giỏi giang. Mẹ cũng khen cô con dâu tương lai, nhưng những lời khen của mẹ sắc lắm, có kẹp dao lam thì phải. Những lời khen của mẹ làm mình đau, cho dù mình không phải là đứa hay ghen tị:
- Đấy, con nhà người ta xinh thế chứ. Chứ như cô kìa, xấu không thể nào chịu nổi. Cô chửa trông
còn xinh ra đấy, trước mới về nhà tôi trông kinh chết. Không hiểu sao thằng Hậu nhà tôi nó đẹp thế, đẹp như trong tranh ấy, lại lấy phải cô chứ. Trông cô … nguệch ngoạc quá…
- Ơ, thế mà bọn ở cơ quan con ai cũng bảo con xinh, mẹ ạ. Không lẽ họ lừa con à?
Mình cố chống chế cho đỡ ngượng. Nhưng mình vẫn thấy câu trả lời của mình hơi vô duyên. Mẹ chê mình, nhưng xấu hay đẹp đâu phải lỗi của mình? Không lẽ lại về bắt đền bố mẹ đẻ. Ngồi tưởng tượng mà xem, về túm cổ bố bảo rằng:
- Bố, mọi người ai cũng bảo con giống mẹ thì xinh hơn. Đằng này giống bố nên trông mới bị nguệch ngoạc. Bố đền tiền con đi… Đền tiền con đi…
Chắc ông bố uất lên mà chết mất.
…
Một tuần sau nữa…
- Chúng mình cưới nhau nhé!
- Ôi, gấp thế thì bố mẹ anh có nói gì không?
- Ở nhà anh, anh đã nói gì thì sự thật nó sẽ là như thế.
Và họ cưới nhau, theo lời kể của em dâu, gọn gàng vậy thôi. Không như mình với chàng, hai lần hoãn cưới vì lão thầy bói đểu cáng nào đó.
Thuyền theo lái, gái theo chồng. Trong nhà, Nghĩa được bố mẹ cưng yêu, lại làm ra tiền nên có lẽ em dâu cũng có được cái bóng lớn để dựa dẫm. Mừng cho em bao nhiêu thì càng nhận ra thiệt thòi của mình bấy nhiêu. Mình hét lên trong lòng: đừng có so sánh nữa, ai bảo học dốt, không học thạc sĩ thì đương nhiên cơ hội đến trong đời cũng ít đi thôi. Nhưng không hiểu sao trong lòng mình vẫn cố cưỡng lại, vừa so sánh vừa tủi thân.
Ngày ấy khóa tốt nghiệp chỉ có năm đưa đạt bằng giỏi. Ngày ăn liên hoan chia tay lớp, năm đứa rủ nhau học tiếp cao học cho thỏa chí tang bồng. Mình hồ hởi lắm, dự định về hỏi ý kiến bố mẹ. Gì chứ nói đến học thì chưa bao giờ bố mẹ phản đối mình điều gì.
Trở về nhà, nhìn cảnh bố nằm trên giường ho sù sụ, mẹ tảo tần bán quán nước ngoài hồ đến tận 11g đêm mới đẩy xe hàng về, hè cũng như đông. Tự dưng nhận ra cái bằng cao học kia sao mà xa vời đến thế. Định hỏi rồi lại im lặng, mình không còn nghĩ đến những dự tính trên đường về khi nãy nữa.
Bố về mất sức không có lương, lương của mẹ thì chỉ có 500.000 đồng một tháng. Tiền mình đi làm thêm nửa ngày nữa, 600.000 một tháng. Dạo đó làm cho Agnet của Ý, nên thế là lương cao rồi. Chẳng biết nguồn thu nhập nào hơn để cuộc sống bớt khổ.
Cũng có thêm một tuần nữa để tìm hiểu về học phí và các phụ phí của cao học cho đỡ thòm thèm, mình tới buổi cà phê với khuôn mặt tươi cười, trả lời bốn đứa khi đầy hào hứng:
- Thôi, các cậu học tiếp nhé, thông cảm, chắc tớ không đi học được rồi. Có công ty mời tớ về làm bàn giấy. Chắc lười học, ham đi kiếm tiền nên chả hứng thú gì cái bằng thạc sĩ. Sau này học tiếp vậy.
Trở về nhà lòng cứ man mác, tự dưng lại nói dối chúng nó vì sĩ. Cũng có công ty gọi đi làm thật, song công ty ấy không nặng bằng cánh cổng nhà trường. Tự gác tay lên đầu trước khi đi ngủ rồi lại trở mình hắt tiếng thở dài. Thôi, đã quyết định thế rồi, lao vào cuộc đấu tranh sinh tồn giúp bố mẹ, chứ còn có anh chị em nào làm thay cho đâu. Tốt nhất đừng nói lộ cho bố mẹ biết, kẻo bố mẹ lại buồn.
Chẳng ai biết câu chuyện cao học đó của mình, kể cả chàng. Nhưng chưa bao giờ mình quên được mình đã nợ bản thân cái gì. Em dâu có lẽ sinh vào giờ khác, ngày khác nên số phận cũng khác thôi.
Giầy dép còn có số nữa là người. Đấy, nhà thơ Giang Nam từng hỏi: “Ai bảo chăn trâu là khổ?”, còn mình thì mình trả lời: “Ai bảo con một là sướng đâu”.
Cô dâu mới bước vào cổng nhà chàng trong tiếng trầm trồ của “bá quan văn võ”. Xinh quá là xinh. Còn cô dâu cũ bụng to như cái thùng nước vo, lấp ló đâu đó trong căn bếp chật đun nước pha trà cho khách nhưng vẫn không tránh khỏi sự so sánh của khách làng đến chia vui. Lần đầu tiên, mình thấy ghét khuôn mặt xấu của mình.
Tiệc tan, mình cùng gia đình dọn dẹp bở hơi tai, còn đôi trẻ lên phòng đóng cửa. Sáng hôm sau còn đi tháng trăng mật xuyên Việt. Mười một giờ đêm mình mới được nghỉ. Tự dưng thấy mệt hơn bao giờ hết. Nhìn chàng, thấy chán ngán đến nhường nào.
Đêm hôm ấy mình cứ miên man nghĩ, trằn trọc chiếm hết cả hai cái gối. Chàng dúm dó nằm nhường một góc cũng không khỏi khó chịu.
- Em còn chưa đi ngủ à?
- Em đói.
- Em ăn gì thì xuống lấy mà ăn đi. Đói là không tốt cho con đâu.
- Ăn gì mà ăn? Thừa nồi xúp em có múc riêng một bát cất đi trong bếp. Hồi tối mẹ đổ đi rồi. Giờ thức ăn thừa mẹ cũng cho hàng xóm hết. Em chẳng có gì mà ăn.
Nói đến đó tự dưng mình thấy tủi nhục thế. Không lẽ lại bỏ xác đói nơi này. Trong giọng mình nói với chàng, chàng không nhận ra biết bao hờn dỗi và ghen tị của một người đàn bà bình thường như bao người khác. Ừ nhỉ, mình đang ghen tị thì đúng hơn là cơn đói của bà bầu.
- Thôi em đi ngủ đi. Ngủ là quên đói ấy mà. Sáng mai anh chở em đi ăn phở nhé?
- Anh nói thế mà nghe được à? Anh thử vác bầu xem anh có ngã lăn quya vì đói không? Sao tôi sống nhục như thế này nhỉ. Nhà có cỗ mà bị chết đói.
- Thôi em ơi, nói nhỏ thôi, bố mẹ nghe thấy bây giờ.
- Thôi cái gì mà thôi. Sao tôi có thể sống như thế này chứ.
- Cuộc sống của em tốt thế này mà em còn đòi hỏi gì nữa nào?
- Đây mà là cuộc sống à?
Mình giận dữ nhìn chàng bằng ánh mắt thép. Mình thở hổn hển đầy tức giận. Một nửa xấu xa trong mình đang thắng thế. Một nửa hiền lành và cam chịu như thể bị trói vào ghế và dán băng keo vào miệng rồi. Nửa xấu xa đang vùng vẫy, đang cố gào thét, đang cố chống đối lại. Nhưng … chỉ dám với mình chàng thôi. Trong cơn tức tối, mình lôi chàng ra ban công, chỉ xuống phòng tân lang tân nương:
- Anh ra đây, anh nhìn đi. Đây mới là cuộc sống nhé. Nhìn đi, nhìn cho kỹ vào. Đời tôi biết từ giờ đến lúc chết bao giờ mới được đi tháng trăng mật như thế? Bao giờ mới được ăn xong cắp đít lên phòng? Bao giờ mới được nằm trên bộ nệm gần chục triệu đồng? Bao giờ mới đủ tiền để sắm sửa mua đất ra ở riêng?
Chàng chẳng nói chẳng rằng đi vào phòng, lao mình lên chiếc niệm mà hai đứa đắn đo tích cóp mãi mới mua đươ�g vu�c. Bà bầu ai cũng hay cáu, cáu từ có lý đến vô lý. Nhưng đứng lại một mình trên ban công một mùa đông xơ xác như đêm ấy, mình cũng thấy thương chàng. Hình như sự im lặng ấy không phải để trêu ngươi cái ích kỷ và tính ghen tị của đàn bà, mà là nỗi buồn khi thấy sự hèn kém của thằng đàn ông. Mình càng nghĩ càng thấy mình có lỗi. Thôi, vào làm lành với chàng thôi.
Trở vào, thấy chàng đã ngồi chơi điện tử rồi. Chán, không làm lành nữa. Trong giấc mơ đêm nay, mình sẽ đi vòng quanh thế giới, làm hẳn một năm trăng mật cho bõ. À quên, đi ăn thật nhiều thứ nữa chứ. Chàng ơi, chàng vô tâm như thế thật sao?
/29
|