Sau những ngày tháng được cưng chiều của hai bên gia đình, sau chín tháng cưu mang sinh linh bé nhỏ, sau những đoán già đoán non về con gái, cuối cùng mình cũng tới ngày mà bác sĩ siêu âm chiêm tinh phán đoán.
Buổi sáng tung tăng ra ngõ, hàng xóm hỏi: “Bao giờ đẻ hả cháu?”. Phấn khởi: “Dạ, ba ngày nữa”.
Ba ngày sau, lạch bạch đi ra chợ cố ăn bát bún ốc để sau đỡ thèm, hàng xóm lại hỏi: “Bao giờ đẻ hả cháu?”. Lại phấn khởi trả lời: “Dạ, ba ngày nữa”.
Một tuần sau, hàng xóm lại hỏi: “Đã đẻ chưa hả cháu?”. Cười trừ trả lời: “Chắc là mai ạ”.
Hai tuần sau, hàng xóm lại hỏi: “Ơ, vẫn thấy mày ở đây, không đi đẻ hả cháu?”. Mặt ngắn tũn trả lời: “Dạ … chắc là mai ạ”. Trở về nhà và lao vào diễn đàn hỏi các chị ở trên đó xem thế là thế nào.
Nỗi lo sợ bắt đầu.
Bà chị nào cũng bảo không sao đâu. Thế là một tuần nữa trôi qua, hàng xóm vừa cười vừa hỏi: “Bao giờ đẻ hả cháu?”. Gãi đầu trả lời: “Dạ, cháu, cháu… không biết ạ”.
Nỗi lo ngày càng nhiều lên.
Khi quá hạn đẻ, thường ai mách gì các bà mẹ tương lai cũng làm. Có người mách: “Bảo ông xã mua một món đồ chơi, rồi ngồi cạnh vợ gọi con ra chơi”. Thế là chàng lật đật đi mua con ngựa cót ngay được. Rút ví không tiếc tiền mua cho con đồ chơi, mặc kệ cô bán hàng bóp … cổ. Rồi có người mách: “Phải ăn món này món nọ”. Tưởng gì, mình ủng hộ nhiệt tình. Ăn hết, cứ mách món gì ngon ngon là ăn.
Cho đến khi có người ở quê ra chơi mách: “Chồng phải trèo lên một cái cây thẳng đứng như cây đu đủ chẳng hạn, rồi cắm đầu tụt xuống đất, làm phép cho đứa trẻ nó ra, có thế mới đẻ được” thì hai vợ chồng tròn mắt nhìn nhau. Ở Hà Nội đất chật người đông thế này, có nhà ai có cây đu đủ đây. Lại còn chàng, lấy đâu ra can đảm mà chúc đầu xuống tụt cây? Đến vụ này thì đành chịu thua vậy.
Mùa đông đầy gió…
Gió hun hút chạy dọc dài theo dãy hành lang khô héo trong cái bệnh viện cũ. Bác sĩ bảo:
- Quá ngày nhưng khám thì thấy chưa gì đâu, bạn cứ về đi. Bao giờ đau nhiều mới phải vào đây.
Yên tâm, con so thì còn khướt.
- Ơ, thế cháu quá gần một tháng rồi mà vẫn chưa được đẻ ạ?
- Bạn này hay nhể, trẻ con như bông hoa ấy, khi nào tới giờ nở thì nó sẽ nở chứ. Làm sao ép cho hoa nở được.
- Vâng, thôi cháu về đây ạ.
Tiếng vâng của mình rơi tụt xuống, chẳng co
̀n phấn khởi và hào hứng như lúc hỏi bác sĩ xem bao giờ đẻ nữa. Lếch thếch trong bộ đồ bầu giống cái bu gà ra hành lang tìm chồng. Nhìn xuống, vỗ vỗ vào cái bụng căng tròn thì thầm:
- Con yêu, con không ra cho mẹ ngắm con tí nào? Giống bố thì may, chứ giống mẹ chắc bà nội con cho mẹ lên giàn hỏa thiêu mất. Con yêu, ra đi nào. Mẹ móc cho con cái áo len đấy. Đẹp lắm!
Nhìn thấy chàng ngồi nhấp nhổm ôm mũ bảo hiểm giữa hai người đàn ông nữa cũng đưa những cái bu gà đi khám mà vừa buồn cười vừa thương. Không biết sau này thằng nào đến cưa con gái mình thì chàng có mang ngày hôm nay ra kể công không?
…
- Sao lại về? Tao tưởng hôm nay mày đi đẻ luôn chứ?
- Dạ, bác sĩ bảo con cứ về ạ. Con cũng chả biết nữa, họ bảo về thì con về thôi.
- Vớ vẩn. Mày để lâu quá mà chưa đẻ là không được đâu. Mày quay lại bệnh viện bảo người ta nghĩ cách cho đẻ đi. Tao thấy thế là không được đâu (mẹ gằn giọng bực bội).
- Nhưng họ bảo chưa mà mẹ.
- Mày buồn cười nhỉ, chẳng có ai vác bầu quá cả tháng mà chưa đẻ như mày cả. Mày cãi lời tao là thế nào? (hình như mẹ bắt đầu cáu)
- Họ nghỉ trưa rồi mẹ ạ. Không qua đó được đâu. Viện 354 họ chỉ khám sản buổi sáng thôi.
Mẹ chẳng nói gì nữa, còn mình vội vàng bỏ trốn lên phòng. Dại dột, xin nghỉ đẻ ở công ty rồi, chứ nếu không lấy cớ đi làm mà biến, kẻo mẹ lại bắt đi đẻ.
…
Trưa, gió mùa đông vẫn không ngừng thổi, năm nay rét ơi là rét…
- Này, một giờ chiều thằng Hậu đèo nó ra viện cho tao nhé. Tao báo dì Vinh đèo tao rồi. Chúng mày không bảo thì để tao bảo. Phải cho con nhà người ta đẻ chứ. Cứ đi rồi lại về là thế nào. Cứ thế đi, chiều tao tới đó xem sao.
Cánh cửa phòng bật mở, mẹ xuất hiện nói một hơi rồi đi mất, để lại sau lưng những lời nói bực dọc. Hai vợ chồng mở tròn mắt nhìn nhau. Chàng đóng cửa phòng lại với cái mặt càu cạu:
- Bực cả mình, cứ bắt đẻ là thế nào.
Rồi chàng lại nhìn mình mỉm cười:
- Hiền quả này đi tong rồi nhé
…
- Ơ, chị này, buổi sáng đến khám rồi giờ còn vào đây làm gì nữa?
- Chị ơi, mẹ chồng em bắt em vào ạ. Chứ nếu không giờ này em đã đắp chăn đi ngủ rồi ạ.
- Mẹ con nhà chị này buồn cười thật. Lại còn kéo vào đây rõ đông nữa chứ. Đã bảo là về đi, chưa đẻ được thì cứ hai ngày vào thăm khám một lần. Khổ quá, nói đi nói lại với nhà chị cũng mệt.
- Chị ơi, chị thương em, chị cho em đẻ, kẻo mẹ chồng em …
- Ơ hay, tôi thấy chị là số một đấy.
- Vậy thì chị thương em, chị ra nói chuyện với mẹ chồng em đi. Em chỉ là cái bu gà đi theo thôi. Quyền sinh quyền sát nằm ở đại ca đang ngồi kia kìa, chị ơi!
- Ừ, để tôi nói chuyện.
Nói rồi bác sĩ thở dài lắc đầu bước ra hành lang. Chắc tối nay bữa cơm nhà chị ấy có người sặc nước canh khi nghe chị ấy kể về mình. Mình sắp nổi tiếng cũng nên.
…
Bác sĩ tới, mẹ đứng dậy chào, rồi mẹ tươi cười với bác sĩ, mẹ than thở…
- …
- Bác ơi, cháu đã bảo sản phụ về rồi mà, chưa đến lúc đâu. Căn bản là chị ấy không nhớ ngày kinh cuối nên siêu âm chuẩn đoán cũng không đúng được. Giờ chỉ có về theo dõi thôi. Chúng cháu chịu, không dùng phương pháp gì lúc này được đâu ạ.
- …
- Khổ quá, bác cứ về đi. Con nhà bác chẳng có làm sao đâu. Các xét nghiệm xong hết rồi. Chỉ việc đi đẻ thôi. Nhưng giờ chưa đẻ được. Cái dự định sinh kia nhỡ đâu sai, em bé chưa sẵn sàng để ra ngoài thì nó chưa đạp bác ơi.
…
Bác sĩ vừa quay lưng đi xa được một đoạn. Nụ cười với theo trên môi mẹ cũng tắt hẳn. Mẹ quay lại, mọi bực dọc bác sĩ đều đổ lên mình và chàng:
- Đi về, không đẻ ở viện này nữa. Mai thằng Hậu đưa nó lên Phụ sản Hà Nội. Người ta khắc cho đẻ thôi.
…
Nhưng rồi mẹ vẫn chịu thua. Phụ sản Hà Nội vẫn trả lời mẹ rằng: “Hai ngày đến khám một lần để theo dõi, bình thường thế này thì đẻ tự nhiên”. Mình rộn ràng nở từng khúc ruột. Cuối cùng vẫn chưa trở thành trái cây ép chín. Lần đầu tiên sinh con, chẳng biết ra sao cả. Nhưng cứ như thế này cũng sợ mà vỡ tim mất thôi.
Buổi sáng tung tăng ra ngõ, hàng xóm hỏi: “Bao giờ đẻ hả cháu?”. Phấn khởi: “Dạ, ba ngày nữa”.
Ba ngày sau, lạch bạch đi ra chợ cố ăn bát bún ốc để sau đỡ thèm, hàng xóm lại hỏi: “Bao giờ đẻ hả cháu?”. Lại phấn khởi trả lời: “Dạ, ba ngày nữa”.
Một tuần sau, hàng xóm lại hỏi: “Đã đẻ chưa hả cháu?”. Cười trừ trả lời: “Chắc là mai ạ”.
Hai tuần sau, hàng xóm lại hỏi: “Ơ, vẫn thấy mày ở đây, không đi đẻ hả cháu?”. Mặt ngắn tũn trả lời: “Dạ … chắc là mai ạ”. Trở về nhà và lao vào diễn đàn hỏi các chị ở trên đó xem thế là thế nào.
Nỗi lo sợ bắt đầu.
Bà chị nào cũng bảo không sao đâu. Thế là một tuần nữa trôi qua, hàng xóm vừa cười vừa hỏi: “Bao giờ đẻ hả cháu?”. Gãi đầu trả lời: “Dạ, cháu, cháu… không biết ạ”.
Nỗi lo ngày càng nhiều lên.
Khi quá hạn đẻ, thường ai mách gì các bà mẹ tương lai cũng làm. Có người mách: “Bảo ông xã mua một món đồ chơi, rồi ngồi cạnh vợ gọi con ra chơi”. Thế là chàng lật đật đi mua con ngựa cót ngay được. Rút ví không tiếc tiền mua cho con đồ chơi, mặc kệ cô bán hàng bóp … cổ. Rồi có người mách: “Phải ăn món này món nọ”. Tưởng gì, mình ủng hộ nhiệt tình. Ăn hết, cứ mách món gì ngon ngon là ăn.
Cho đến khi có người ở quê ra chơi mách: “Chồng phải trèo lên một cái cây thẳng đứng như cây đu đủ chẳng hạn, rồi cắm đầu tụt xuống đất, làm phép cho đứa trẻ nó ra, có thế mới đẻ được” thì hai vợ chồng tròn mắt nhìn nhau. Ở Hà Nội đất chật người đông thế này, có nhà ai có cây đu đủ đây. Lại còn chàng, lấy đâu ra can đảm mà chúc đầu xuống tụt cây? Đến vụ này thì đành chịu thua vậy.
Mùa đông đầy gió…
Gió hun hút chạy dọc dài theo dãy hành lang khô héo trong cái bệnh viện cũ. Bác sĩ bảo:
- Quá ngày nhưng khám thì thấy chưa gì đâu, bạn cứ về đi. Bao giờ đau nhiều mới phải vào đây.
Yên tâm, con so thì còn khướt.
- Ơ, thế cháu quá gần một tháng rồi mà vẫn chưa được đẻ ạ?
- Bạn này hay nhể, trẻ con như bông hoa ấy, khi nào tới giờ nở thì nó sẽ nở chứ. Làm sao ép cho hoa nở được.
- Vâng, thôi cháu về đây ạ.
Tiếng vâng của mình rơi tụt xuống, chẳng co
̀n phấn khởi và hào hứng như lúc hỏi bác sĩ xem bao giờ đẻ nữa. Lếch thếch trong bộ đồ bầu giống cái bu gà ra hành lang tìm chồng. Nhìn xuống, vỗ vỗ vào cái bụng căng tròn thì thầm:
- Con yêu, con không ra cho mẹ ngắm con tí nào? Giống bố thì may, chứ giống mẹ chắc bà nội con cho mẹ lên giàn hỏa thiêu mất. Con yêu, ra đi nào. Mẹ móc cho con cái áo len đấy. Đẹp lắm!
Nhìn thấy chàng ngồi nhấp nhổm ôm mũ bảo hiểm giữa hai người đàn ông nữa cũng đưa những cái bu gà đi khám mà vừa buồn cười vừa thương. Không biết sau này thằng nào đến cưa con gái mình thì chàng có mang ngày hôm nay ra kể công không?
…
- Sao lại về? Tao tưởng hôm nay mày đi đẻ luôn chứ?
- Dạ, bác sĩ bảo con cứ về ạ. Con cũng chả biết nữa, họ bảo về thì con về thôi.
- Vớ vẩn. Mày để lâu quá mà chưa đẻ là không được đâu. Mày quay lại bệnh viện bảo người ta nghĩ cách cho đẻ đi. Tao thấy thế là không được đâu (mẹ gằn giọng bực bội).
- Nhưng họ bảo chưa mà mẹ.
- Mày buồn cười nhỉ, chẳng có ai vác bầu quá cả tháng mà chưa đẻ như mày cả. Mày cãi lời tao là thế nào? (hình như mẹ bắt đầu cáu)
- Họ nghỉ trưa rồi mẹ ạ. Không qua đó được đâu. Viện 354 họ chỉ khám sản buổi sáng thôi.
Mẹ chẳng nói gì nữa, còn mình vội vàng bỏ trốn lên phòng. Dại dột, xin nghỉ đẻ ở công ty rồi, chứ nếu không lấy cớ đi làm mà biến, kẻo mẹ lại bắt đi đẻ.
…
Trưa, gió mùa đông vẫn không ngừng thổi, năm nay rét ơi là rét…
- Này, một giờ chiều thằng Hậu đèo nó ra viện cho tao nhé. Tao báo dì Vinh đèo tao rồi. Chúng mày không bảo thì để tao bảo. Phải cho con nhà người ta đẻ chứ. Cứ đi rồi lại về là thế nào. Cứ thế đi, chiều tao tới đó xem sao.
Cánh cửa phòng bật mở, mẹ xuất hiện nói một hơi rồi đi mất, để lại sau lưng những lời nói bực dọc. Hai vợ chồng mở tròn mắt nhìn nhau. Chàng đóng cửa phòng lại với cái mặt càu cạu:
- Bực cả mình, cứ bắt đẻ là thế nào.
Rồi chàng lại nhìn mình mỉm cười:
- Hiền quả này đi tong rồi nhé
…
- Ơ, chị này, buổi sáng đến khám rồi giờ còn vào đây làm gì nữa?
- Chị ơi, mẹ chồng em bắt em vào ạ. Chứ nếu không giờ này em đã đắp chăn đi ngủ rồi ạ.
- Mẹ con nhà chị này buồn cười thật. Lại còn kéo vào đây rõ đông nữa chứ. Đã bảo là về đi, chưa đẻ được thì cứ hai ngày vào thăm khám một lần. Khổ quá, nói đi nói lại với nhà chị cũng mệt.
- Chị ơi, chị thương em, chị cho em đẻ, kẻo mẹ chồng em …
- Ơ hay, tôi thấy chị là số một đấy.
- Vậy thì chị thương em, chị ra nói chuyện với mẹ chồng em đi. Em chỉ là cái bu gà đi theo thôi. Quyền sinh quyền sát nằm ở đại ca đang ngồi kia kìa, chị ơi!
- Ừ, để tôi nói chuyện.
Nói rồi bác sĩ thở dài lắc đầu bước ra hành lang. Chắc tối nay bữa cơm nhà chị ấy có người sặc nước canh khi nghe chị ấy kể về mình. Mình sắp nổi tiếng cũng nên.
…
Bác sĩ tới, mẹ đứng dậy chào, rồi mẹ tươi cười với bác sĩ, mẹ than thở…
- …
- Bác ơi, cháu đã bảo sản phụ về rồi mà, chưa đến lúc đâu. Căn bản là chị ấy không nhớ ngày kinh cuối nên siêu âm chuẩn đoán cũng không đúng được. Giờ chỉ có về theo dõi thôi. Chúng cháu chịu, không dùng phương pháp gì lúc này được đâu ạ.
- …
- Khổ quá, bác cứ về đi. Con nhà bác chẳng có làm sao đâu. Các xét nghiệm xong hết rồi. Chỉ việc đi đẻ thôi. Nhưng giờ chưa đẻ được. Cái dự định sinh kia nhỡ đâu sai, em bé chưa sẵn sàng để ra ngoài thì nó chưa đạp bác ơi.
…
Bác sĩ vừa quay lưng đi xa được một đoạn. Nụ cười với theo trên môi mẹ cũng tắt hẳn. Mẹ quay lại, mọi bực dọc bác sĩ đều đổ lên mình và chàng:
- Đi về, không đẻ ở viện này nữa. Mai thằng Hậu đưa nó lên Phụ sản Hà Nội. Người ta khắc cho đẻ thôi.
…
Nhưng rồi mẹ vẫn chịu thua. Phụ sản Hà Nội vẫn trả lời mẹ rằng: “Hai ngày đến khám một lần để theo dõi, bình thường thế này thì đẻ tự nhiên”. Mình rộn ràng nở từng khúc ruột. Cuối cùng vẫn chưa trở thành trái cây ép chín. Lần đầu tiên sinh con, chẳng biết ra sao cả. Nhưng cứ như thế này cũng sợ mà vỡ tim mất thôi.
/29
|