Không có em, thế giới này lạnh lẽo vô cùng, bầu trời như một màn không trống rỗng.
Đó là giờ ra chơi, tôi ngồi gần cửa sổ phòng học, mắt nhìn mơ màng phía bên ngoài ngôi trường trung học Thừa Nguyên. Lúc sáng đi học, thời tiết rất đẹp, nhưng đến trưa bỗng có một cơn mưa ập đến.
Trong phòng học lúc này thật ồn ào, các học sinh nam đang chơi đuổi bắt phía cuới lớp, thỉnh thoảng ồ lên cười thích thú. Tôi ngồi một mình, buồn bã nghĩ ngợi, từng hạt mưa rơi vào tấm cửa kính trước mặt, phát ra âm thanh rào rào.
“Y Nghiên, bạn có thư”. Bỗng nhiên có một giọng nói phá tan nỗi buồn trầm tư của tôi, tiếp đó là một thứ gì đó quăng lên bàn học.
Sao mình lại có thư nhỉ? Tôi nghi ngờ quay đầu lại. Ngoài bảng thành tích học tập cô giáo gởi về nhà ra, từ trước tới giờ ở trường trung học Thừa Nguyên này, tôi chưa bao giờ nhận được thư, chắc chắn là ai đó gởi nhầm rồi.
Tôi thờ ơ cầm bức thư lên, mặt sau của nó đầy tem hoa màu xanh, ngoài bìa còn có dấu bị nước mưa làm ướt. Góc trái mặt trước phong bì ghi một địa chỉ rất lạ, chữ viết bằng mực xanh ở ngoài bao thư bị nước mưa làm lem ra thành những bông hoa nhỏ màu xanh.
“…Trường trung học Newak… USA”, không đọc được tên người gửi.
Tôi cố gắng suy nghĩ để đoán ai là người gửi, nhớ là mình không hề quen người bạn nào ở trường học Newak ở Mỹ cả. Xem tới xem lui, bỗng nhiên có một cảm giác vui mừng và hưng phấn đang từ từ dâng lên trong người. “Là thư của Bùi Kỷ Trung!” Tôi hét lên giống như vừa tỉnh dậy trong giấc mộng vậy.
Trong phòng học bỗng nhiên im lặng. các bạn học nhìn tôi với ánh mắt đầy kinh ngạc, hiếu kì. Tôi cũng không để ý nhiều đến điều đó, trong lòng lúc này như có một sợi dây vô hình thắt lại. Tay run run xé phong bì, một bức thư được gấp thành hình trái tim rơi xuống, tôi mở ra xem:
“ Y Nghiên mến!
Bạn có khoẻ không? Thời gian trôi qua thật nhanh, mình đến nước Mỹ được 3 tháng rồi. Mình thật không tin nổi chúng ta chia xa lâu như vậy, vì những ngày tháng mình ở bên cạnh bạn cứ như mới hôm qua thôi. Trường Thừa Nguyên vẫn như trước chứ? Thầy chủ nhiệm khoa đã đổi chưa? Vừa nhắc đến ông ấy là mình muốn đè bẹp ông ta rồi…”
“Bạn biết không? Cây phong trước trường chúng ta…”. Bỗng nhiên nghe một giọng đọc thư phía sau lưng mình, vội quay đầu lại nhìn, tôi mới phát hiện ra không biết từ lúc nào sau lưng mình rất nhiều bạn học đứng xúm xít xem trộm bức thư của tôi. Sao có thể như vậy được chứ?! Tôi đỏ mặt nhảy phắt lên, gấp vội bức thư lại.
Một bạn nam nói: “Y Nghiên, sao không đọc tiếp vậy? Bạn cho bọn mình xem một tí, chúng mình cũng muốn biết sau này nên viết thư tình như thế nào mà?!” Đáng ghét là cậu ta vừa nói xong, bên cạnh liền có những người cũng ủng hộ: “Đúng rồi, Y Nghiên, bạn đọc thư cho mọi người cùng nghe đi!”
Tiếp đó là một bạn nữ lắm mồm chen vào: “Y Nghiên, chẳng phải bạn và Bùi Kỷ Trung đã chia tay rồi sao?”
“Hu hu… Lẽ nào thầy giáo không dạy không được phép xem trộm thư của người khác sao? Thật là một đám không có giáo dục!”
Đúng lúc đó tiếng chuông vào lớp kịp thời vang lên, thầy giáo tiếng Anh bước vào phòng, mọi người đành phải tản ra trở về chỗ ngồi của mình. Tôi thở phào nhẹ nhõm, gấp lại lá thư trên tay rồi bỏ vào phong thư và cất vào học bàn. Không biết trong thư Kỷ Trung viết tiếp những gì, nhưng tôi biết không thể đọc thư ở trong lớp được nữa. Tôi sợ mình không kiềm chế được sẽ hét toáng lên hoặc khóc oà ngay trong lớp, nên muốn sau khi tan học sẽ về nhà đọc thư một mình.
“Cách dùng giới từ là trọng điểm cho kỳ kiểm tra tới, các em phải tập trung học nó…”. Tiếng giảng bài của thầy giáo lớp 11/3 vang lên.
Lúc này, bên ngoài phòng học, trời đã tối sầm. Chiếc đồng hồ lớn sừng sững trong trường Thừa Nguyên chỉ đúng 4 giờ 45 phút. Bình thường trong sân tập ồn ào náo nhiệt, bây giờ bỗng trở nên vắng lặng, chỉ có mưa là không ngừng rơi. Vẫn chưa đến lúc tan học, trong trường học là một bầu không gian tương đối yên tĩnh, khoảng không gian ngay trước trường học chỉ có vài người đi qua lại.
Học kỳ này, lớp chúng tôi có thầy giáo dạy tiếng Anh mới, tên Phác, là người trung niên khoảng bốn mươi mấy tuổi. Cách giảng bài của thầy rất mới mẻ và thu hút nên các bạn nữ sinh rất thích học môn của thầy, dĩ nhiên tôi cũng nằm trong số đó.
Thế nhưng, hôm nay thầy giảng những gì tôi đều không thể cho vào đầu được. Tôi ngồi hờ hững hết nhìn lên bảng đen, rồi lại nhìn ra ngoài cửa sổ, một lúc lại liếc nhìn chiếc đồng hồ đeo tay, trong lòng thấp thỏm nghĩ: sao vẫn chưa hết giờ chứ? Thời gian hôm nay sao trôi qua chậm quá, thật làm người ta nôn nóng chết đi được!
Thỉnh thoảng, tôi lại cúi đầu nhìn vào học bàn, trong lòng bắt đầu có cảm giác bất an. Một tiết học chỉ có mấy chục phút ngắn ngủi, vậy mà tôi lại gây ra bao nhiêu chuyện rắc rối: lấy hộp bút của bạn bên cạnh mở ra làm các thứ trong đó rơi xuống đất. Lúc tôi mở sách Anh văn ra xem, không cẩn thận nên xé rách mất một trang sách. Khó khăn lắm mới đợi đến giờ tan học, vậy mà lúc đứng dậy, tôi lại để ngón tay bị kẹp vào ghế đau điếng đến nỗi suýt chút nữa thì la lên rồi.
Hôm nay chúng ta kết thúc ở đây, sáng mai các em nộp bài tập nhé.” Thầy Anh văn vừa dứt lời, tôi không kịp chào Bảo Nhi một tiếng, vội vã chen chạy ra khỏi phòng học. Tôi chưa bao giờ nôn nóng muốn về nhà như lúc này.
Tôi nắm chặt bức thư của Bùi Kỷ Trung trong tay, không thèm để ý những vũng nước đọng hai bên đường làm bẩn chiếc váy đồng phục. Bức thư đó giống như một thanh củi lửa bùng cháy, có một thứ tình cảm cuồng nhiệt không thể nói nên lời, đang cháy cuồn cuộn trên thân thể tôi.
Nhưng không biết tại sao, những lúc càng gấp gáp thì càng dễ nảy sinh những việc ngoài ý muốn. Một đoàn xe hỗn loạn trên đường, nào là xe buýt, taxi xếp thành một hàng dài chầm chậm nhích về phía trước . Tiếng còi xe không ngừng vang lên. Lòng như lửa đốt, tôi nghĩ thầm: cứ như vậy xem ra phải mất nửa tiếng thì đường mới thông. Không được, tôi không thể nào đợi thêm 30 phút nữa, hôm nay thậm chí một phút tôi cũng không muốn đợi! Vì thế, tôi quyết định đi đường tắt để về nhà.
Những căn nhà ở con đường này đều xây theo kiểu phía trên là nhà, bên dưới là đường đi, có mái hiên rất dài, người đi bộ có thể trú mưa ở đó. Cho nên những lúc thế này, quán cà phê hai bên đường rất đông khách, nhiều người trú mưa nhân tiện đến uống một ly cà phê nóng.
Tôi gấp dù lại cầm trên tay, luồn lách vào đám người đang ngồi uống cà phê để đi qua. Mưa vẫn rơi. Lúc đi ngang qua bên cạnh một người con trai, bỗng cây dù móc trúng chiếc ghế cậu ta đang ngồi. Mất thăng bằng tôi ngã về phía trước và theo bản năng, tôi vịn vào một chiếc ghế mây ở bên cạnh, nhưng chiếc ghế này nhẹ quá chịu không nổi sức nặng của tôi. Nó đổ thẳng vào cây dù lớn ở quán, cây dù này ngã xuống, kéo theo nào là ly, bánh, gạt tàn thuốc… cũng đổ nhào xuống bên cạnh người con trai. Còn tôi, giống như một chiếc tàu mất phương hướng xông thẳng vào cậu ta, rồi va vào người cậu ấy, mọi thứ trên tay tôi đều văng đi mất.
Đúng lúc đó, một chiếc taxi lao thẳng về phía chúng tôi, như muốn đâm vào chúng tôi vậy. Chiếc xe phanh lại, cũng may tài xế kịp thời dừng xe. Lúc tôi vừa kịp hoàn hồn thì bên đường lại có một chiếc taxi chạy đến, yiếp theo sau là một loạt tiếng còi xe và tiếng phanh xe chói tai.
“Sao thế, có chuyện gì vậy?”. Những người uống cà phê bên đường đều đứng dậy, nhìn về phía tôi. Người tài xế taxi thì thò đầu ra ngoài cửa xe vừa la vừa chửi.
Có người đến bên cạnh tôi, tôi ngượng ngùng mở to mắt, là anh chàng lúc nãy bị tôi ngã vào. Cậu ta cùng lứa tuổi với tôi, mặc áo sơ mi trắng đồng phục học sinh, khoảng 17, 18 tuổi. Cậu ta cúi mặt nhìn tôi đang nằm dưới đất, để lộ sự quan tâm và bối rối, hỏi: “Có sao không, có bị thương không?” Mọi người xung quanh đều nhìn chằm chằm vào chúng tôi, tôi đỏ mặt nói: “Tôi không sao”. Rồi gắn gượng đứng lên, không ngờ,vừa đứng dậy, chân có cảm giác đau nhức thấu tim, tôi la lên một tiếng.
Chàng trai đó lo lắng hỏi tôi: “Sao vậy? Chân có bị sao không?” Rồi cúi xuống để bế tôi lên: “Bạn nằm im để tôi bế bạn lên.”
Lúc đó, bên cạnh có tiếng mở cửa xe. Tôi nghe thấy tiếng người chạy gần đến tôi, tiếp theo đó là khuôn mặt của Kim Tại Vũ và An Thừa, đằng sau còn có mấy người anh em của nhóm Xi Ha nữa.
“Y Nghiên, sao vậy? Ai làm bạn ra nông nỗi này? Vậy là họ không muốn sống nữa rồi?!” Không ngờ trong lúc tả tơi, thê thảm như thế này lại gặp các anh em nhóm Xi Ha, trong lòng tôi cảm thấy thật an tâm.
“Các bạn không thấy cô ấy đang nằm à? Hãy đỡ xô ấy dậy rồi hãy nói!” Chàng trai đứng bên cạnh nói. Rồi không đợi tôi đồng ý, tay trái cậu ấy đỡ lấy vai, tay phải ôm lấy lưng bế tôi đứng dậy.
Ngoài Bùi Kỷ Trung ra, đây là lần đầu tiên có người con trai bế tôi như thế này. Đó là cái ôm vững chắc đặc biệt của một người con trai. Theo bản năng, tôi co người lại một tí, vẫn kịp nhận thấy chiếc áo sơ mi trắng của cậu ta bị nước mưa làm bẩn đôi chỗ, nhưng rất sạch sẽ, toát ra một mùi thơm tinh khiết.
Đặt tôi trên chiếc ghế bên cạnh, cậu ta cúi xuống nhặt những thứ rơi rớt dưới đất của tôi bỏ vào cặp sách.
Lúc đó, An Thừa bỗng nhiên chặn cậu ta lại: “À, thì ra chính mày đã tông Y Nghiên!” Cậu ấy quay đầu qua Kim Tại Vũ: “Nó chính là người một mình thách đấu với nhóm Xi Ha chúng ta ở quảng trường Thành Phong lúc trước.”
Kim Tại Vũ đứng bên cạnh nói: “Là Phác Thái Hi! Nhóm Xi Ha chúng tao đợi mày lâu rồi. Không ngờ mày lại xuất hiện ở đây!”
Đang cúi đầu xoa mắt cá chân, nhưng lúc nghe thấy Kim Tại Vũ nói, tôi kinh ngạc ngẩn đầu lên, lẽ nào mấy người bọn họ đã biết nhau từ trước? Sao tôi lại chưa hề nghe nói qua chứ?
Chàng trai được gọi là Phác Thái Hi đó, ánh mắt long lanh nhìn Kim Tại Vũ, không nói lời nào. Tôi thấy giữa mấy người con trai bọn họ dường như có điều gì đó lạ lắm.
Lúc đó, mấy người họ mặt đối mặt, mắt đối mắt, một bầu không khí rất căng thẳng. Mưa vẫn rơi xối xả. Trời tối rất nhanh, đèn hai bên đường đã được thắp sáng, những người uống cà phê đã đi hết, bên đường chỉ còn lại nhóm người chúng tôi. Ánh đèn đường rọi lên mặt của họ. Nét mặt của Tại Vũ và An Thừa lộ vẻ căng thẳng và tức giận, nhưng mặt của Phác Thái Hi thì không thấy biểu hiện gì. Cậu ta chỉ để lộ hàm răng trắng, hờ hững cười: “Bây giờ tôi không rảnh để nói chuyện với các bạn, cô ấy bị trật chân rồi.”
Kim Tại Vũ giận dữ nói: “Tao cảnh cáo mày, đừng có tùy tiện lại gần Y Nghiên, nghe rõ không? Nếu mày không nghe, nhóm Xi Ha chúng tao sẽ cho mày biết tay.”
Tôi lo lắng nhìn Kim Tại Vũ và An Thừa, rồi lại nhìn Phác Thái Hi. Cái không khí khẩn trương này khiến tôi căng thẳng. Học kỳ trước, lúc còn ở bên cạnh Kỷ Trung, cảnh này không có gì lạ, nhưng tôi vẫn không học được làm sao để ứng phó trong những lúc như thế. Tôi muốn mở miệng, nói một cái gì đó để làm không khí bớt căng thẳng lại, nhưng không biết nên nói như thế nào.
Rồi tôi la lên một tiếng, nhảy bật khỏi chỗ ngồi, nhớ ra một việc vô cùng quan trọng. Bức thư mà tôi luôn nắm chặt trong tay đi đâu rồi? Thư Bùi Kỷ Trung viết, tôi chỉ mới xem phần đầu thôi, không thể nào mất được!
Tại Vũ hỏi: “Y Nghiên, bạn mất gì sao?”
Tôi căng thẳng đến nỗi toát mồ hôi, vừa tìm kiếm loạn xạ dưới mặt đất vừa lẩm bẩm: “Thư của mình, thư của mình, thư cậu ấy viết cho mình…”
Lại một cảnh hỗn loạn nữa. Mấy người chúng tôi đều khom lưng, lục lọi tất cả các ngóc ngách trong mỗi chỗ ngồi của quán cà phê, làm những người đi đường nhìn chúng tôi với ánh mắt đầy ngạc nhiên.
Nhưng kỳ lạ thay, bức thư đó dường như mọc thêm đôi chân chạy đi đâu không rõ, tìm mãi mà vẫn không thấy. Mồ hôi lạnh toát ra trên trán tôi, thư của Kỷ Trung mới xem đoạn đầu, làm sao có thể mất đi được chứ?
Tôi tự nhiên căm ghét bản thân mình.
Tại Vũ đứng dậy, nói: “Xem ra không tìm thấy rồi. Thư của ai gửi cho bạn vậy, có quan trọng không?” Thờ thẫn một hồi lâu, tôi mới nói: “Là thư của Bùi Kỷ Trung gửi.”
An Thừa hỏi lớn: “Hả?! Chẳng phải anh Hai và bạn đã…” Cậu ta chưa kịp nói hết lời đã bị Tại Vũ đứng bên cạnh đạp mạnh vào chân, An Thừa giật mình nhưng vẫn nói: “Không phải bạn và anh Hai đã… Sao lại?...”
Tôi mở to đôi mắt, không thốt nên lời nào. Lúc đó, cảm giác kinh ngạc, hoảng loạn và một cái gì đó khó nói nên lời dâng lên trong lòng tôi. Tại Vũ nhìn thấy dáng vẻ đau buồn của tôi bèn an ủi: “Thư tìm không ra, thôi bỏ đi. Đợi cậu ấy trở về, hai người đối mặt nói chuyện không tốt hơn sao?” Bỗng nhiên, một niềm hi vọng dâng lên trong lòng, tôi nhìn Tại Vũ: “Bùi Kỷ Trung nói sẽ từ Mỹ trở về Hàn Quốc sao?”
Cậu ta hơi do dự một lát, rồi như tôiự nói với chính mình: “Lễ hội âm nhạc Nhân Xuyên mỗi năm một lần, vào cuối tuần này sẽ bắt đầu rồi. Nhóm Xi Ha làm sao thiếu Bùi Kỷ Trung chứ?”
Tôi vui mừng xen lẫn lo lắng: “Vậy cậu ấy bảo sẽ trở về tham gia lễ hội âm nhạc Nhân Xuyên à?” Tại Vũ thành thật: “Là mình đoán vậy thôi.”
Thì ra là vậy! Lập tức, tôi giống như quả bóng bị xì hơi, đúng đó mặt mày ủ rũ.
An Thừa lo lắng muốn chuộc lại sự hớ hênh của mình nên nói: “Y Nghiên, thôi đi, Kỷ Trung cũng đã đi rồi, trường trung học Thừa Nguyên đâu chỉ có một mình cậu ta là con trai chứ?” Chưa kịp nói hết câu, An Thừa lại bị Tại Vũ đạp mạnh một cái vào chân.
Tôi không muốn nghe đến 3 chữ “Bùi Kỷ Trung” nữa, cảm giác tức giận vô cớ trỗi dậy, bất giác mặt buồn rười rượi, lấy túi sách dưới đất lên. Cũng không quan tâm đến chỗ đau nơi mắt cá chân nữa, tôi quay người chuẩn bị đi. Tại Vũ và An Thừa theo sát phía sau tôi: “Y Nghiên, để chúng tôi đưa bạn về!”
Tôi quay đầu nhìn họ với ánh mắt giận dữ: “Hai người đừng đi theo mình nữa, nếu còn dám đi theo, mình sẽ…” nói rồi tôi đưa nắm đấm ra uy hiếp bọn họ. Anh em nhóm Xi Ha quả nhiên không dám hé răng nói một lời, chỉ biết cười gượng gạo. Đầu óc tôi lúc đó rất tức giận. Bình thường ở trong lớp, tôi là người sống nội tâm ít nói, sao lúc đó tôi lại có động tác uy hiếp với mấy người con trai cao to đó chứ?
Đó là giờ ra chơi, tôi ngồi gần cửa sổ phòng học, mắt nhìn mơ màng phía bên ngoài ngôi trường trung học Thừa Nguyên. Lúc sáng đi học, thời tiết rất đẹp, nhưng đến trưa bỗng có một cơn mưa ập đến.
Trong phòng học lúc này thật ồn ào, các học sinh nam đang chơi đuổi bắt phía cuới lớp, thỉnh thoảng ồ lên cười thích thú. Tôi ngồi một mình, buồn bã nghĩ ngợi, từng hạt mưa rơi vào tấm cửa kính trước mặt, phát ra âm thanh rào rào.
“Y Nghiên, bạn có thư”. Bỗng nhiên có một giọng nói phá tan nỗi buồn trầm tư của tôi, tiếp đó là một thứ gì đó quăng lên bàn học.
Sao mình lại có thư nhỉ? Tôi nghi ngờ quay đầu lại. Ngoài bảng thành tích học tập cô giáo gởi về nhà ra, từ trước tới giờ ở trường trung học Thừa Nguyên này, tôi chưa bao giờ nhận được thư, chắc chắn là ai đó gởi nhầm rồi.
Tôi thờ ơ cầm bức thư lên, mặt sau của nó đầy tem hoa màu xanh, ngoài bìa còn có dấu bị nước mưa làm ướt. Góc trái mặt trước phong bì ghi một địa chỉ rất lạ, chữ viết bằng mực xanh ở ngoài bao thư bị nước mưa làm lem ra thành những bông hoa nhỏ màu xanh.
“…Trường trung học Newak… USA”, không đọc được tên người gửi.
Tôi cố gắng suy nghĩ để đoán ai là người gửi, nhớ là mình không hề quen người bạn nào ở trường học Newak ở Mỹ cả. Xem tới xem lui, bỗng nhiên có một cảm giác vui mừng và hưng phấn đang từ từ dâng lên trong người. “Là thư của Bùi Kỷ Trung!” Tôi hét lên giống như vừa tỉnh dậy trong giấc mộng vậy.
Trong phòng học bỗng nhiên im lặng. các bạn học nhìn tôi với ánh mắt đầy kinh ngạc, hiếu kì. Tôi cũng không để ý nhiều đến điều đó, trong lòng lúc này như có một sợi dây vô hình thắt lại. Tay run run xé phong bì, một bức thư được gấp thành hình trái tim rơi xuống, tôi mở ra xem:
“ Y Nghiên mến!
Bạn có khoẻ không? Thời gian trôi qua thật nhanh, mình đến nước Mỹ được 3 tháng rồi. Mình thật không tin nổi chúng ta chia xa lâu như vậy, vì những ngày tháng mình ở bên cạnh bạn cứ như mới hôm qua thôi. Trường Thừa Nguyên vẫn như trước chứ? Thầy chủ nhiệm khoa đã đổi chưa? Vừa nhắc đến ông ấy là mình muốn đè bẹp ông ta rồi…”
“Bạn biết không? Cây phong trước trường chúng ta…”. Bỗng nhiên nghe một giọng đọc thư phía sau lưng mình, vội quay đầu lại nhìn, tôi mới phát hiện ra không biết từ lúc nào sau lưng mình rất nhiều bạn học đứng xúm xít xem trộm bức thư của tôi. Sao có thể như vậy được chứ?! Tôi đỏ mặt nhảy phắt lên, gấp vội bức thư lại.
Một bạn nam nói: “Y Nghiên, sao không đọc tiếp vậy? Bạn cho bọn mình xem một tí, chúng mình cũng muốn biết sau này nên viết thư tình như thế nào mà?!” Đáng ghét là cậu ta vừa nói xong, bên cạnh liền có những người cũng ủng hộ: “Đúng rồi, Y Nghiên, bạn đọc thư cho mọi người cùng nghe đi!”
Tiếp đó là một bạn nữ lắm mồm chen vào: “Y Nghiên, chẳng phải bạn và Bùi Kỷ Trung đã chia tay rồi sao?”
“Hu hu… Lẽ nào thầy giáo không dạy không được phép xem trộm thư của người khác sao? Thật là một đám không có giáo dục!”
Đúng lúc đó tiếng chuông vào lớp kịp thời vang lên, thầy giáo tiếng Anh bước vào phòng, mọi người đành phải tản ra trở về chỗ ngồi của mình. Tôi thở phào nhẹ nhõm, gấp lại lá thư trên tay rồi bỏ vào phong thư và cất vào học bàn. Không biết trong thư Kỷ Trung viết tiếp những gì, nhưng tôi biết không thể đọc thư ở trong lớp được nữa. Tôi sợ mình không kiềm chế được sẽ hét toáng lên hoặc khóc oà ngay trong lớp, nên muốn sau khi tan học sẽ về nhà đọc thư một mình.
“Cách dùng giới từ là trọng điểm cho kỳ kiểm tra tới, các em phải tập trung học nó…”. Tiếng giảng bài của thầy giáo lớp 11/3 vang lên.
Lúc này, bên ngoài phòng học, trời đã tối sầm. Chiếc đồng hồ lớn sừng sững trong trường Thừa Nguyên chỉ đúng 4 giờ 45 phút. Bình thường trong sân tập ồn ào náo nhiệt, bây giờ bỗng trở nên vắng lặng, chỉ có mưa là không ngừng rơi. Vẫn chưa đến lúc tan học, trong trường học là một bầu không gian tương đối yên tĩnh, khoảng không gian ngay trước trường học chỉ có vài người đi qua lại.
Học kỳ này, lớp chúng tôi có thầy giáo dạy tiếng Anh mới, tên Phác, là người trung niên khoảng bốn mươi mấy tuổi. Cách giảng bài của thầy rất mới mẻ và thu hút nên các bạn nữ sinh rất thích học môn của thầy, dĩ nhiên tôi cũng nằm trong số đó.
Thế nhưng, hôm nay thầy giảng những gì tôi đều không thể cho vào đầu được. Tôi ngồi hờ hững hết nhìn lên bảng đen, rồi lại nhìn ra ngoài cửa sổ, một lúc lại liếc nhìn chiếc đồng hồ đeo tay, trong lòng thấp thỏm nghĩ: sao vẫn chưa hết giờ chứ? Thời gian hôm nay sao trôi qua chậm quá, thật làm người ta nôn nóng chết đi được!
Thỉnh thoảng, tôi lại cúi đầu nhìn vào học bàn, trong lòng bắt đầu có cảm giác bất an. Một tiết học chỉ có mấy chục phút ngắn ngủi, vậy mà tôi lại gây ra bao nhiêu chuyện rắc rối: lấy hộp bút của bạn bên cạnh mở ra làm các thứ trong đó rơi xuống đất. Lúc tôi mở sách Anh văn ra xem, không cẩn thận nên xé rách mất một trang sách. Khó khăn lắm mới đợi đến giờ tan học, vậy mà lúc đứng dậy, tôi lại để ngón tay bị kẹp vào ghế đau điếng đến nỗi suýt chút nữa thì la lên rồi.
Hôm nay chúng ta kết thúc ở đây, sáng mai các em nộp bài tập nhé.” Thầy Anh văn vừa dứt lời, tôi không kịp chào Bảo Nhi một tiếng, vội vã chen chạy ra khỏi phòng học. Tôi chưa bao giờ nôn nóng muốn về nhà như lúc này.
Tôi nắm chặt bức thư của Bùi Kỷ Trung trong tay, không thèm để ý những vũng nước đọng hai bên đường làm bẩn chiếc váy đồng phục. Bức thư đó giống như một thanh củi lửa bùng cháy, có một thứ tình cảm cuồng nhiệt không thể nói nên lời, đang cháy cuồn cuộn trên thân thể tôi.
Nhưng không biết tại sao, những lúc càng gấp gáp thì càng dễ nảy sinh những việc ngoài ý muốn. Một đoàn xe hỗn loạn trên đường, nào là xe buýt, taxi xếp thành một hàng dài chầm chậm nhích về phía trước . Tiếng còi xe không ngừng vang lên. Lòng như lửa đốt, tôi nghĩ thầm: cứ như vậy xem ra phải mất nửa tiếng thì đường mới thông. Không được, tôi không thể nào đợi thêm 30 phút nữa, hôm nay thậm chí một phút tôi cũng không muốn đợi! Vì thế, tôi quyết định đi đường tắt để về nhà.
Những căn nhà ở con đường này đều xây theo kiểu phía trên là nhà, bên dưới là đường đi, có mái hiên rất dài, người đi bộ có thể trú mưa ở đó. Cho nên những lúc thế này, quán cà phê hai bên đường rất đông khách, nhiều người trú mưa nhân tiện đến uống một ly cà phê nóng.
Tôi gấp dù lại cầm trên tay, luồn lách vào đám người đang ngồi uống cà phê để đi qua. Mưa vẫn rơi. Lúc đi ngang qua bên cạnh một người con trai, bỗng cây dù móc trúng chiếc ghế cậu ta đang ngồi. Mất thăng bằng tôi ngã về phía trước và theo bản năng, tôi vịn vào một chiếc ghế mây ở bên cạnh, nhưng chiếc ghế này nhẹ quá chịu không nổi sức nặng của tôi. Nó đổ thẳng vào cây dù lớn ở quán, cây dù này ngã xuống, kéo theo nào là ly, bánh, gạt tàn thuốc… cũng đổ nhào xuống bên cạnh người con trai. Còn tôi, giống như một chiếc tàu mất phương hướng xông thẳng vào cậu ta, rồi va vào người cậu ấy, mọi thứ trên tay tôi đều văng đi mất.
Đúng lúc đó, một chiếc taxi lao thẳng về phía chúng tôi, như muốn đâm vào chúng tôi vậy. Chiếc xe phanh lại, cũng may tài xế kịp thời dừng xe. Lúc tôi vừa kịp hoàn hồn thì bên đường lại có một chiếc taxi chạy đến, yiếp theo sau là một loạt tiếng còi xe và tiếng phanh xe chói tai.
“Sao thế, có chuyện gì vậy?”. Những người uống cà phê bên đường đều đứng dậy, nhìn về phía tôi. Người tài xế taxi thì thò đầu ra ngoài cửa xe vừa la vừa chửi.
Có người đến bên cạnh tôi, tôi ngượng ngùng mở to mắt, là anh chàng lúc nãy bị tôi ngã vào. Cậu ta cùng lứa tuổi với tôi, mặc áo sơ mi trắng đồng phục học sinh, khoảng 17, 18 tuổi. Cậu ta cúi mặt nhìn tôi đang nằm dưới đất, để lộ sự quan tâm và bối rối, hỏi: “Có sao không, có bị thương không?” Mọi người xung quanh đều nhìn chằm chằm vào chúng tôi, tôi đỏ mặt nói: “Tôi không sao”. Rồi gắn gượng đứng lên, không ngờ,vừa đứng dậy, chân có cảm giác đau nhức thấu tim, tôi la lên một tiếng.
Chàng trai đó lo lắng hỏi tôi: “Sao vậy? Chân có bị sao không?” Rồi cúi xuống để bế tôi lên: “Bạn nằm im để tôi bế bạn lên.”
Lúc đó, bên cạnh có tiếng mở cửa xe. Tôi nghe thấy tiếng người chạy gần đến tôi, tiếp theo đó là khuôn mặt của Kim Tại Vũ và An Thừa, đằng sau còn có mấy người anh em của nhóm Xi Ha nữa.
“Y Nghiên, sao vậy? Ai làm bạn ra nông nỗi này? Vậy là họ không muốn sống nữa rồi?!” Không ngờ trong lúc tả tơi, thê thảm như thế này lại gặp các anh em nhóm Xi Ha, trong lòng tôi cảm thấy thật an tâm.
“Các bạn không thấy cô ấy đang nằm à? Hãy đỡ xô ấy dậy rồi hãy nói!” Chàng trai đứng bên cạnh nói. Rồi không đợi tôi đồng ý, tay trái cậu ấy đỡ lấy vai, tay phải ôm lấy lưng bế tôi đứng dậy.
Ngoài Bùi Kỷ Trung ra, đây là lần đầu tiên có người con trai bế tôi như thế này. Đó là cái ôm vững chắc đặc biệt của một người con trai. Theo bản năng, tôi co người lại một tí, vẫn kịp nhận thấy chiếc áo sơ mi trắng của cậu ta bị nước mưa làm bẩn đôi chỗ, nhưng rất sạch sẽ, toát ra một mùi thơm tinh khiết.
Đặt tôi trên chiếc ghế bên cạnh, cậu ta cúi xuống nhặt những thứ rơi rớt dưới đất của tôi bỏ vào cặp sách.
Lúc đó, An Thừa bỗng nhiên chặn cậu ta lại: “À, thì ra chính mày đã tông Y Nghiên!” Cậu ấy quay đầu qua Kim Tại Vũ: “Nó chính là người một mình thách đấu với nhóm Xi Ha chúng ta ở quảng trường Thành Phong lúc trước.”
Kim Tại Vũ đứng bên cạnh nói: “Là Phác Thái Hi! Nhóm Xi Ha chúng tao đợi mày lâu rồi. Không ngờ mày lại xuất hiện ở đây!”
Đang cúi đầu xoa mắt cá chân, nhưng lúc nghe thấy Kim Tại Vũ nói, tôi kinh ngạc ngẩn đầu lên, lẽ nào mấy người bọn họ đã biết nhau từ trước? Sao tôi lại chưa hề nghe nói qua chứ?
Chàng trai được gọi là Phác Thái Hi đó, ánh mắt long lanh nhìn Kim Tại Vũ, không nói lời nào. Tôi thấy giữa mấy người con trai bọn họ dường như có điều gì đó lạ lắm.
Lúc đó, mấy người họ mặt đối mặt, mắt đối mắt, một bầu không khí rất căng thẳng. Mưa vẫn rơi xối xả. Trời tối rất nhanh, đèn hai bên đường đã được thắp sáng, những người uống cà phê đã đi hết, bên đường chỉ còn lại nhóm người chúng tôi. Ánh đèn đường rọi lên mặt của họ. Nét mặt của Tại Vũ và An Thừa lộ vẻ căng thẳng và tức giận, nhưng mặt của Phác Thái Hi thì không thấy biểu hiện gì. Cậu ta chỉ để lộ hàm răng trắng, hờ hững cười: “Bây giờ tôi không rảnh để nói chuyện với các bạn, cô ấy bị trật chân rồi.”
Kim Tại Vũ giận dữ nói: “Tao cảnh cáo mày, đừng có tùy tiện lại gần Y Nghiên, nghe rõ không? Nếu mày không nghe, nhóm Xi Ha chúng tao sẽ cho mày biết tay.”
Tôi lo lắng nhìn Kim Tại Vũ và An Thừa, rồi lại nhìn Phác Thái Hi. Cái không khí khẩn trương này khiến tôi căng thẳng. Học kỳ trước, lúc còn ở bên cạnh Kỷ Trung, cảnh này không có gì lạ, nhưng tôi vẫn không học được làm sao để ứng phó trong những lúc như thế. Tôi muốn mở miệng, nói một cái gì đó để làm không khí bớt căng thẳng lại, nhưng không biết nên nói như thế nào.
Rồi tôi la lên một tiếng, nhảy bật khỏi chỗ ngồi, nhớ ra một việc vô cùng quan trọng. Bức thư mà tôi luôn nắm chặt trong tay đi đâu rồi? Thư Bùi Kỷ Trung viết, tôi chỉ mới xem phần đầu thôi, không thể nào mất được!
Tại Vũ hỏi: “Y Nghiên, bạn mất gì sao?”
Tôi căng thẳng đến nỗi toát mồ hôi, vừa tìm kiếm loạn xạ dưới mặt đất vừa lẩm bẩm: “Thư của mình, thư của mình, thư cậu ấy viết cho mình…”
Lại một cảnh hỗn loạn nữa. Mấy người chúng tôi đều khom lưng, lục lọi tất cả các ngóc ngách trong mỗi chỗ ngồi của quán cà phê, làm những người đi đường nhìn chúng tôi với ánh mắt đầy ngạc nhiên.
Nhưng kỳ lạ thay, bức thư đó dường như mọc thêm đôi chân chạy đi đâu không rõ, tìm mãi mà vẫn không thấy. Mồ hôi lạnh toát ra trên trán tôi, thư của Kỷ Trung mới xem đoạn đầu, làm sao có thể mất đi được chứ?
Tôi tự nhiên căm ghét bản thân mình.
Tại Vũ đứng dậy, nói: “Xem ra không tìm thấy rồi. Thư của ai gửi cho bạn vậy, có quan trọng không?” Thờ thẫn một hồi lâu, tôi mới nói: “Là thư của Bùi Kỷ Trung gửi.”
An Thừa hỏi lớn: “Hả?! Chẳng phải anh Hai và bạn đã…” Cậu ta chưa kịp nói hết lời đã bị Tại Vũ đứng bên cạnh đạp mạnh vào chân, An Thừa giật mình nhưng vẫn nói: “Không phải bạn và anh Hai đã… Sao lại?...”
Tôi mở to đôi mắt, không thốt nên lời nào. Lúc đó, cảm giác kinh ngạc, hoảng loạn và một cái gì đó khó nói nên lời dâng lên trong lòng tôi. Tại Vũ nhìn thấy dáng vẻ đau buồn của tôi bèn an ủi: “Thư tìm không ra, thôi bỏ đi. Đợi cậu ấy trở về, hai người đối mặt nói chuyện không tốt hơn sao?” Bỗng nhiên, một niềm hi vọng dâng lên trong lòng, tôi nhìn Tại Vũ: “Bùi Kỷ Trung nói sẽ từ Mỹ trở về Hàn Quốc sao?”
Cậu ta hơi do dự một lát, rồi như tôiự nói với chính mình: “Lễ hội âm nhạc Nhân Xuyên mỗi năm một lần, vào cuối tuần này sẽ bắt đầu rồi. Nhóm Xi Ha làm sao thiếu Bùi Kỷ Trung chứ?”
Tôi vui mừng xen lẫn lo lắng: “Vậy cậu ấy bảo sẽ trở về tham gia lễ hội âm nhạc Nhân Xuyên à?” Tại Vũ thành thật: “Là mình đoán vậy thôi.”
Thì ra là vậy! Lập tức, tôi giống như quả bóng bị xì hơi, đúng đó mặt mày ủ rũ.
An Thừa lo lắng muốn chuộc lại sự hớ hênh của mình nên nói: “Y Nghiên, thôi đi, Kỷ Trung cũng đã đi rồi, trường trung học Thừa Nguyên đâu chỉ có một mình cậu ta là con trai chứ?” Chưa kịp nói hết câu, An Thừa lại bị Tại Vũ đạp mạnh một cái vào chân.
Tôi không muốn nghe đến 3 chữ “Bùi Kỷ Trung” nữa, cảm giác tức giận vô cớ trỗi dậy, bất giác mặt buồn rười rượi, lấy túi sách dưới đất lên. Cũng không quan tâm đến chỗ đau nơi mắt cá chân nữa, tôi quay người chuẩn bị đi. Tại Vũ và An Thừa theo sát phía sau tôi: “Y Nghiên, để chúng tôi đưa bạn về!”
Tôi quay đầu nhìn họ với ánh mắt giận dữ: “Hai người đừng đi theo mình nữa, nếu còn dám đi theo, mình sẽ…” nói rồi tôi đưa nắm đấm ra uy hiếp bọn họ. Anh em nhóm Xi Ha quả nhiên không dám hé răng nói một lời, chỉ biết cười gượng gạo. Đầu óc tôi lúc đó rất tức giận. Bình thường ở trong lớp, tôi là người sống nội tâm ít nói, sao lúc đó tôi lại có động tác uy hiếp với mấy người con trai cao to đó chứ?
/27
|