Vì tập luyện điệu múa kia cho thật tốt, Phù Lạc"Bế quan toả cảng" suốt một tháng trời, không cho bất cứ kẻ nào quấy rầy, tự nhốt mình trong Uyển Lê viện để luyện tập, xem nhẹ tất cả những chuyện liên quan tới Long Hiên đế.Nàng nghĩ nếu làm như vậy cũng có thể tốn tránh “vạn hoa tranh diễm” ở hậu cung được một thời gian
Liên Nguyệt hồ vào ban đêm
Vũ đài được dựng vô cùng cẩn thận,không hề qua loa, không gian đơn giản mà rộng rãi, tinh xảo nhẵn nhụi.
Chung quanh hồ chật ních người.Phi tử được sủng ái nhất của Long Hiên đế, Phù quý phi nổi danh khắp thiên hạ đã đủ để một nửa dân chúng trong thành phải đến xem,mà giờ còn thêm công chúa của Ấn Sơn quốc_La Mật Nhã đương nhiên có khả năng làm cho một nửa số dân chúng còn lại cũng phải theo tới đây
Nếu nói tối nay tất cả mọi người đều đổ xô ra đường, cũng không ngoa một chút nào
Giám khảo được mời đến tối nay là nhạc sư hàng đầu của Ấn Sơn quốc_Vu Khởi,còn có sứ giả Âm Lỗi, “Đại nho vương đương đại” _Thụy lão tiên sinh, người được xưng tụng là "Vân ca dạ vũ" của Viêm Hạ_Lý Dạ Vũ tiểu thư,và chủ nhân của Mặc Nguyệt Lâu_Phong Tiêm Tầm.
Chỉ riêng hai vị giám khảo tuyệt sắc kia đã khiến ngươì ta phải sôi trào rồi. Hơn nữa “Đại nho vương” thanh danh hiển hách, đệ nhất nhạc sư của Án Sơn quốc cũng là danh quán trong nước,lại thêm sự có mặt của Long Hiên đế, có lẽ đây sẽ là một sự kiện trọng đại lưu danh tới cả trăm năm sau, tối nay "Liên Nguyệt luận vũ" cũng có thể trổ hết tài năng.
Người đầu tiên xuất hiện là khách từ phương xa tới, La Mật Nhã công chúa,với điệu múa mang tên“Thiên nguyệt”.
Mỹ nhân tóc nâu, chuông bạc nhiễu thân, như đám Mây nhẹ bay trên vũ đài.Quần áo sa y màu bạc, dưới ánh trăng lại càng thêm lấp lánh, soi rọi cả nước hồ Minh Nguyệt,nàng ta xoay tròn liên tục trên vũ đài, tạo ra một điệu múa lộng lẫy như ánh trăng dát bạc
Nhưng kỳ lạ nhất là những động tác phối hợp với chiếc chuông bạc kia, chẳng những linh âm không tiêu tan,mà ngược còn tạo nên giai điệu của bài dân khúc lưu hành nhất ở Viêm Hạ _"Thải Liên khúc".
Âm nhạc tuyệt đẹp, tiếng chuông êm tai, điệu múa tuyệt đẹp, vũ giả lại càng đẹp.Điệu múa vừa kết thúc,tiếng vỗ tay như sấm dậy, thật khó tưởng tượng còn có điệu múa nào có thể siêu việt,hoàn mỹ tài nghệ đến vậy.
Cho nên Phù Lạc múa sau phải chịu nhiều áp lực, chịu sự thương hại, mọi người đều thương nàng bất hạnh, gặp phải một vũ giả như thần
Khi có người ra báo vũ danh là“ Phù thương” [*Nỗi bi thương của Phù Lạc], khiến cho phía dưới nhất loạt ồ lên.Không ai lại có thể nguyền rủa chính mình, vậy mà Phù quý phi lại gọi điệu múa đó là Phù Thương.
Tấm lụa lục sắc uốn lượn, dưới ánh trăng trông tựa như những đợt sóng đang chuyển động
Trên vũ đài dần dần xuất hiện một tấm lụa trắng căng trên vòng trúc,tạo ra hình ảnh như một ánh trăng, dạ minh châu phát sáng ở phía sau tô đậm một “Minh Nguyệt” vô cùng sống động.
Chỉ riêng vũ đài bố trí một cách đơn thuần thế này, đã là một ý sáng tạo, khiến cho ai nấy đều chờ mong.
Phù Lạc một thân y phục đoạn sa trắng di chuyển như từng đợt sóng, tựa như một đóa Bạch Liên nở rộ trong hồ, nhìn nàng chậm rãi giãn ra, cứ như nhìn đoá Bạch Liên đang từ từ hé nở, tinh thuần không nhiễm bụi trần.
Có bóng dáng của một nam nhân đội vương miện xuất hiện sau ánh trăng kia. “Bạch Liên” càng múa càng say, thân thể của nam nhân kia cùng bóng của ánh trăng càng ngày càng gần, hư hư thật thật, hư thật cùng múa, giống như đôi thanh niên nam nữ đang thầm thì cùng nhau,dùng lời ngon tiếng ngọt, thề non hẹn biển.
Đột nhiên.
Quân binh tiến đến từ bốn phía,tiếng đao kiếm dần dần tới gần, nam tử trong ánh trăng thay khôi giáp, cô gái Bạch Liên múa như bão táp mưa sa, trong tay không biết từ khi nào đã cầm lấy trường kiếm,kiếm phát ra ánh bạc khắp bốn phía,vũ đạo mềm mại đáng yêu biến thành tư thế kiếm vũ oai hùng hiên ngang. Mạnh mẽ như Hậu Nghệ bắn mặt trời, như rồng đang bay liệng. Sau những tiếng sấm sét đầy giận dữ,dần dần là sóng yên biển lặng
Điệu kiếm vũ này hay ở không khí rất tự nhiên, không những mềm mại đáng yêu, mà còn thêm cả sự mạnh mẽ anh táp.
Trên vũ đài, vừa thật vừa ảo, một đen một trắng, kết hợp hoàn mỹ.Dường như nhìn thấy cả hình bóng của nam tử anh hùng cùng nữ tử ở trên chiến trường,đánh đâu thắng đó không gì cản nổi, nhưng trên khuôn mặt hai người vĩnh viễn đều tràn đầy nhu tình mật ý.
Tiếng đao kiếm dần biến mất, thay vào đó là một khúc nhạc thịnh thế, vương miện đổi thành chuỗi ngọc trên mũ miện, Bạch Liên phủ thêm hồng sa, tiếng nhạc hôn lễ chậm rãi vang lên, nàng cùng hắn cầm tay nhìn nhau. Một vũ khúc tươi vui cất lên, Bạch Liên vui vẻ mà quyến rũ vặn vẹo vòng eo, cho đến khi nam tử sau ánh trăng xuất hiện,bên cạnh hắn là hình ảnh của một nữ tử thướt tha
Vẻ mặt của hắn có vẻ áy náy, vũ đạo của nàng từ vui vẻ dần dần trở nên ngưng trệ
Nàng cùng nàng kia đứng song song bên cạnh hắn, hắn dường như đang nói với nàng đây là bất đắc dĩ,vì hoàng đế thân bất do kỷ.
Điệu múa của nàng chuyển thành ai oán, điệu múa quyết tuyệt, khiến lòng người cũng lạnh băng theo.
Bốn phía tiếng động của muông thú phập phồng, mỗi năm lại tổ chức một lần săn bắn, sau ánh trăng xuất hiện bóng dáng một con hươu, thiên tử giơ cung lên bắn,trong khoảnh khắc, bóng hươu đổi thành bóng hình của Bạch Liên,dòng máu đỏ tươi chảy dọc theo Minh Nguyệt. Chỉ nhìn thấy Bạch Liên đã ngã xuống lại chậm rãi đứng lên, miệng tựa như đang lẩm bẩm, đó là chú ngữ từ xưa.Ánh trăng dường như bị mây đen bao phủ, dần dần ám diệt.
Là Liên thương,và cũng là Phù thương.
Điệu múa này vốn dĩ nên gọi là Liên thương,những người xưa vừa thấy đã biết đây là chuyện của Liên Nguyệt hoàng hậu.Đáng tiếc dân chúng đến giờ vẫn còn nghĩ Liên Nguyệt hoàng hậu độc thánh sủng, cả đời vinh hoa, chứ không nghĩ rằng còn có một câu chuyện bi thảm như vậy.
Bên hồ Liên Nguyệt, Phù Lc vì Long Hiên đế mà tạo ra điệu múa minh hoạ đến cái chết của Minh Nguyệt, gọi là Phù thương.
Sắc mặt đế vương âm trầm lạnh như băng.
Nếu xét tài vũ đạo,kĩ thuật của La Mật Nhã đương nhiên cao hơn một bậc, nhưng luận ý cảnh, không thể không thừa nhận là nàng kém hơn phần nhiều. Cảnh giới cao nhất của vũ đạo không phải là phô diễn tài năng của bản thân, mà là thông qua vũ đạo để biểu đạt tình ý. Điệu múa của Phù Lạc là từ chân tình của bản thân tạo nên,nên có thể đi vào lòng người.
Trận chiến này kết quả là “Tình” thắng “Kỹ”, năm vị giám khảo đều lựa chọn Phù thương.
Đêm này,Ngưng Phương điện lại thiết yến.Long Hiên đế trước mặt mọi người đem La Mật Nhã tứ hôn cho Vương gia Hiên Dật chưa có hôn ước.
Quyết định này làm cho Hiên Dật choáng váng, làm cho La Mật Nhã choáng váng,ngay cả Phù lạc cũng choáng váng. Nhưng điều này cũng dễ lý giải,quốc vương của Ấn Sơn quốc muốn dùng sắc đẹp để trói buộc Long Hiên đế_Phù Lạc đáy lòng âm thầm thở dài_Nhưng ăn trộm gà bất thành mà còn mất đồ của mình nữa
Nhưng màn hài kịch đặc sắc nhất là việc Long Hiên đế nhận Phong Tiêm Tầm làm nghĩa muội, phong làm Văn Xương công chúa,tứ hôn cho quốc vương của Ân Sơn quốc, cũng chính là vị thái tử đã từng bắt cóc Phù Lạc chỉ để được gặp mặt gặp Phong Tiêm Tầm một lần
Dù luận thế nào, chung quy vẫn là Long Hiên đế cao tay hơn cả.Hắn đã lựa chọn một nữ tử mà Ấn Sơn quốc vương không thể từ chối để lập hậu.Từ nay về sau Phong Tiêm Tầm sẽ trở thành Vương hậu mẫu nghi thiên hạ của Ấn Sơn quốc, cống hiến hết sức vì nền giao hảo giữa hai nước.
Địa vị bá chủ độc nhất ở Viêm Hạ của Mặc Nguyệt Lâu, có lẽ chính là điều kiện mà bọn họ đã trao đổi, thì ra hắn còn có bí mật này.
Luận tài mạo,La Mật Nhã không hề thua Phong Tiêm Tầm, nhưng luận về tình cảm của Hiên Dật, Phù Lạc cảm thấy hắn nhất định sẽ vô cùng khổ sở, nhìn nữ nhân mình yêu thương gả nơi xa xôi,còn mình lại phải cưới một nữ tử không hề quen biết
Lúc này nàng lại nghĩ, lúc trước hắn và Phong Tiêm Tầm không thể chân chính yêu nhau,cứ tương tư đơn phương, nay lại trở thành một điều may mắn
Đêm này, Long Hiên đế ở Kiền Nguyên điện, ngày kế ban bố chiếu thư, sắc phong Phù Lạc làm hoàng hậu, đại lễ sẽ thiết lập vào một tháng sau.
Trong lúc nhất thời toàn bộ hậu cung lâm vào khiếp sợ, dân chúng dân gian lại cho rằng đây là chuyện theo theo lẽ thường tình.
Từ đó đến một tháng sau, Long Hiên đế không còn xuất hiện trước mặt Phù Lạc, hoàng hậu tân nhiệm giống như chưa được vinh đăng trong cung thì đã bị thất sủng vâỵ.
Chỉ ba ngày trước đại hôn, Long Hiên đế mới hạ chỉ, bảo nàng tới Tịnh Vân Tự ở ngoài cung để trai giới tắm rửa, chuẩn bị cho lễ sắc phong. Tịnh vân tự là vốn nơi các hậu phi xuất gia,còn trước lễ sắc phong,theo lệ thường đều phải đến chùa dâng hương cầu nguyện, trai giới tắm rửa.
Nhưng ở đây Phù Lạc đã gặp lại hai người mà nàng nghĩ họ đã sớm hoá thành tro
Đúng là Uyển phi và Tư Du.
Uyển phi giờ đã là người quy y cửa Phật,sống bình an. Tư Du sống nhờ trong tự, mỗi ngày cùng mẫu thân của mình lễ Phật, Tư du ngây thơ sôi nổi sống ở nơi đây có vẻ phù hợp hơn
Lúc này Phù Lạc mới biết, Long Hiên đế không hề giết bọn họ, để Uyển phi xuất gia đã là hành vi khoan dung nhất của bậc đế vương như hắn rồi, hắn sao có thể nhìn phi tử của mình thành gia cùng một nam tử khác chứ?
Về phần Tư Du, Long Hiên đế để nàng tự do lựa chọn.Khi đủ mười lăm tuổi dù nàng muốn tiếp tục ở lại bên cạnh Uyển phi hay lựa chọn hồi cung hắn đều chấp thuận.
Nhiều nữ nhi như vậy,có thiếu một đứa con đối với hắn có lẽ cũng chẳng có gì quan trọng, nhưng hắn đồng ý để Tư Du tự mình lựa chọn thân phận, cũng đã là hoàng ân lớn nhất rồi.
Phù Lạc cảm thán thay cho tình cảm lạnh bạc của Hoàng thất.
Nghĩ tới mẫu thân và ca ca ở Ngọc Thực quốc, và cả Tư Du này nữa.
Phù Lạc cảm thấy cực kỳ may mắn với quyết định trước đây của mình
Bất luận thế nào, sống trong hoàng thất thì chẳng có mấy đứa trẻ có thể hạnh phúc.
Nữ tử duy nhất còn đáng thương hơn hậu phi, đó là công chúa.
Một quân cờ trong tay cha mẹ,dù là hòa thân hay kén phò mã,từ cổ chí kim,những công chúa hạnh phúc trường thọ liệu có được mấy người?
Nhưng dù có thế nào đi chăng nữa, nàng vẫn cảm kích Long Hiên đế đã không giết Uyển phi và Tư Du,khiến Phù Lạc thân tha hương cũng cảm thấy ấm áp phần nào
"Tuyệt đối đừng để Tư Du hồi cung." _Phù Lạc dặn dò Uyển phi,nàng ta hiểu rõ cười.
Mang theo tâm trạng nặng nề khó hiểu, Phù Lạc lại hồi cung.Chẳng lẽ từ nay về sau đây sẽ là nơi giam cầm nàng cả đời sao?
Vinh quang của Hoàng hậu cũng không thể chiếu sáng lòng nàng.
Nhưng dù thế nào, nàng cũng coi như là thê tử của hắn....
Liên Nguyệt hồ vào ban đêm
Vũ đài được dựng vô cùng cẩn thận,không hề qua loa, không gian đơn giản mà rộng rãi, tinh xảo nhẵn nhụi.
Chung quanh hồ chật ních người.Phi tử được sủng ái nhất của Long Hiên đế, Phù quý phi nổi danh khắp thiên hạ đã đủ để một nửa dân chúng trong thành phải đến xem,mà giờ còn thêm công chúa của Ấn Sơn quốc_La Mật Nhã đương nhiên có khả năng làm cho một nửa số dân chúng còn lại cũng phải theo tới đây
Nếu nói tối nay tất cả mọi người đều đổ xô ra đường, cũng không ngoa một chút nào
Giám khảo được mời đến tối nay là nhạc sư hàng đầu của Ấn Sơn quốc_Vu Khởi,còn có sứ giả Âm Lỗi, “Đại nho vương đương đại” _Thụy lão tiên sinh, người được xưng tụng là "Vân ca dạ vũ" của Viêm Hạ_Lý Dạ Vũ tiểu thư,và chủ nhân của Mặc Nguyệt Lâu_Phong Tiêm Tầm.
Chỉ riêng hai vị giám khảo tuyệt sắc kia đã khiến ngươì ta phải sôi trào rồi. Hơn nữa “Đại nho vương” thanh danh hiển hách, đệ nhất nhạc sư của Án Sơn quốc cũng là danh quán trong nước,lại thêm sự có mặt của Long Hiên đế, có lẽ đây sẽ là một sự kiện trọng đại lưu danh tới cả trăm năm sau, tối nay "Liên Nguyệt luận vũ" cũng có thể trổ hết tài năng.
Người đầu tiên xuất hiện là khách từ phương xa tới, La Mật Nhã công chúa,với điệu múa mang tên“Thiên nguyệt”.
Mỹ nhân tóc nâu, chuông bạc nhiễu thân, như đám Mây nhẹ bay trên vũ đài.Quần áo sa y màu bạc, dưới ánh trăng lại càng thêm lấp lánh, soi rọi cả nước hồ Minh Nguyệt,nàng ta xoay tròn liên tục trên vũ đài, tạo ra một điệu múa lộng lẫy như ánh trăng dát bạc
Nhưng kỳ lạ nhất là những động tác phối hợp với chiếc chuông bạc kia, chẳng những linh âm không tiêu tan,mà ngược còn tạo nên giai điệu của bài dân khúc lưu hành nhất ở Viêm Hạ _"Thải Liên khúc".
Âm nhạc tuyệt đẹp, tiếng chuông êm tai, điệu múa tuyệt đẹp, vũ giả lại càng đẹp.Điệu múa vừa kết thúc,tiếng vỗ tay như sấm dậy, thật khó tưởng tượng còn có điệu múa nào có thể siêu việt,hoàn mỹ tài nghệ đến vậy.
Cho nên Phù Lạc múa sau phải chịu nhiều áp lực, chịu sự thương hại, mọi người đều thương nàng bất hạnh, gặp phải một vũ giả như thần
Khi có người ra báo vũ danh là“ Phù thương” [*Nỗi bi thương của Phù Lạc], khiến cho phía dưới nhất loạt ồ lên.Không ai lại có thể nguyền rủa chính mình, vậy mà Phù quý phi lại gọi điệu múa đó là Phù Thương.
Tấm lụa lục sắc uốn lượn, dưới ánh trăng trông tựa như những đợt sóng đang chuyển động
Trên vũ đài dần dần xuất hiện một tấm lụa trắng căng trên vòng trúc,tạo ra hình ảnh như một ánh trăng, dạ minh châu phát sáng ở phía sau tô đậm một “Minh Nguyệt” vô cùng sống động.
Chỉ riêng vũ đài bố trí một cách đơn thuần thế này, đã là một ý sáng tạo, khiến cho ai nấy đều chờ mong.
Phù Lạc một thân y phục đoạn sa trắng di chuyển như từng đợt sóng, tựa như một đóa Bạch Liên nở rộ trong hồ, nhìn nàng chậm rãi giãn ra, cứ như nhìn đoá Bạch Liên đang từ từ hé nở, tinh thuần không nhiễm bụi trần.
Có bóng dáng của một nam nhân đội vương miện xuất hiện sau ánh trăng kia. “Bạch Liên” càng múa càng say, thân thể của nam nhân kia cùng bóng của ánh trăng càng ngày càng gần, hư hư thật thật, hư thật cùng múa, giống như đôi thanh niên nam nữ đang thầm thì cùng nhau,dùng lời ngon tiếng ngọt, thề non hẹn biển.
Đột nhiên.
Quân binh tiến đến từ bốn phía,tiếng đao kiếm dần dần tới gần, nam tử trong ánh trăng thay khôi giáp, cô gái Bạch Liên múa như bão táp mưa sa, trong tay không biết từ khi nào đã cầm lấy trường kiếm,kiếm phát ra ánh bạc khắp bốn phía,vũ đạo mềm mại đáng yêu biến thành tư thế kiếm vũ oai hùng hiên ngang. Mạnh mẽ như Hậu Nghệ bắn mặt trời, như rồng đang bay liệng. Sau những tiếng sấm sét đầy giận dữ,dần dần là sóng yên biển lặng
Điệu kiếm vũ này hay ở không khí rất tự nhiên, không những mềm mại đáng yêu, mà còn thêm cả sự mạnh mẽ anh táp.
Trên vũ đài, vừa thật vừa ảo, một đen một trắng, kết hợp hoàn mỹ.Dường như nhìn thấy cả hình bóng của nam tử anh hùng cùng nữ tử ở trên chiến trường,đánh đâu thắng đó không gì cản nổi, nhưng trên khuôn mặt hai người vĩnh viễn đều tràn đầy nhu tình mật ý.
Tiếng đao kiếm dần biến mất, thay vào đó là một khúc nhạc thịnh thế, vương miện đổi thành chuỗi ngọc trên mũ miện, Bạch Liên phủ thêm hồng sa, tiếng nhạc hôn lễ chậm rãi vang lên, nàng cùng hắn cầm tay nhìn nhau. Một vũ khúc tươi vui cất lên, Bạch Liên vui vẻ mà quyến rũ vặn vẹo vòng eo, cho đến khi nam tử sau ánh trăng xuất hiện,bên cạnh hắn là hình ảnh của một nữ tử thướt tha
Vẻ mặt của hắn có vẻ áy náy, vũ đạo của nàng từ vui vẻ dần dần trở nên ngưng trệ
Nàng cùng nàng kia đứng song song bên cạnh hắn, hắn dường như đang nói với nàng đây là bất đắc dĩ,vì hoàng đế thân bất do kỷ.
Điệu múa của nàng chuyển thành ai oán, điệu múa quyết tuyệt, khiến lòng người cũng lạnh băng theo.
Bốn phía tiếng động của muông thú phập phồng, mỗi năm lại tổ chức một lần săn bắn, sau ánh trăng xuất hiện bóng dáng một con hươu, thiên tử giơ cung lên bắn,trong khoảnh khắc, bóng hươu đổi thành bóng hình của Bạch Liên,dòng máu đỏ tươi chảy dọc theo Minh Nguyệt. Chỉ nhìn thấy Bạch Liên đã ngã xuống lại chậm rãi đứng lên, miệng tựa như đang lẩm bẩm, đó là chú ngữ từ xưa.Ánh trăng dường như bị mây đen bao phủ, dần dần ám diệt.
Là Liên thương,và cũng là Phù thương.
Điệu múa này vốn dĩ nên gọi là Liên thương,những người xưa vừa thấy đã biết đây là chuyện của Liên Nguyệt hoàng hậu.Đáng tiếc dân chúng đến giờ vẫn còn nghĩ Liên Nguyệt hoàng hậu độc thánh sủng, cả đời vinh hoa, chứ không nghĩ rằng còn có một câu chuyện bi thảm như vậy.
Bên hồ Liên Nguyệt, Phù Lc vì Long Hiên đế mà tạo ra điệu múa minh hoạ đến cái chết của Minh Nguyệt, gọi là Phù thương.
Sắc mặt đế vương âm trầm lạnh như băng.
Nếu xét tài vũ đạo,kĩ thuật của La Mật Nhã đương nhiên cao hơn một bậc, nhưng luận ý cảnh, không thể không thừa nhận là nàng kém hơn phần nhiều. Cảnh giới cao nhất của vũ đạo không phải là phô diễn tài năng của bản thân, mà là thông qua vũ đạo để biểu đạt tình ý. Điệu múa của Phù Lạc là từ chân tình của bản thân tạo nên,nên có thể đi vào lòng người.
Trận chiến này kết quả là “Tình” thắng “Kỹ”, năm vị giám khảo đều lựa chọn Phù thương.
Đêm này,Ngưng Phương điện lại thiết yến.Long Hiên đế trước mặt mọi người đem La Mật Nhã tứ hôn cho Vương gia Hiên Dật chưa có hôn ước.
Quyết định này làm cho Hiên Dật choáng váng, làm cho La Mật Nhã choáng váng,ngay cả Phù lạc cũng choáng váng. Nhưng điều này cũng dễ lý giải,quốc vương của Ấn Sơn quốc muốn dùng sắc đẹp để trói buộc Long Hiên đế_Phù Lạc đáy lòng âm thầm thở dài_Nhưng ăn trộm gà bất thành mà còn mất đồ của mình nữa
Nhưng màn hài kịch đặc sắc nhất là việc Long Hiên đế nhận Phong Tiêm Tầm làm nghĩa muội, phong làm Văn Xương công chúa,tứ hôn cho quốc vương của Ân Sơn quốc, cũng chính là vị thái tử đã từng bắt cóc Phù Lạc chỉ để được gặp mặt gặp Phong Tiêm Tầm một lần
Dù luận thế nào, chung quy vẫn là Long Hiên đế cao tay hơn cả.Hắn đã lựa chọn một nữ tử mà Ấn Sơn quốc vương không thể từ chối để lập hậu.Từ nay về sau Phong Tiêm Tầm sẽ trở thành Vương hậu mẫu nghi thiên hạ của Ấn Sơn quốc, cống hiến hết sức vì nền giao hảo giữa hai nước.
Địa vị bá chủ độc nhất ở Viêm Hạ của Mặc Nguyệt Lâu, có lẽ chính là điều kiện mà bọn họ đã trao đổi, thì ra hắn còn có bí mật này.
Luận tài mạo,La Mật Nhã không hề thua Phong Tiêm Tầm, nhưng luận về tình cảm của Hiên Dật, Phù Lạc cảm thấy hắn nhất định sẽ vô cùng khổ sở, nhìn nữ nhân mình yêu thương gả nơi xa xôi,còn mình lại phải cưới một nữ tử không hề quen biết
Lúc này nàng lại nghĩ, lúc trước hắn và Phong Tiêm Tầm không thể chân chính yêu nhau,cứ tương tư đơn phương, nay lại trở thành một điều may mắn
Đêm này, Long Hiên đế ở Kiền Nguyên điện, ngày kế ban bố chiếu thư, sắc phong Phù Lạc làm hoàng hậu, đại lễ sẽ thiết lập vào một tháng sau.
Trong lúc nhất thời toàn bộ hậu cung lâm vào khiếp sợ, dân chúng dân gian lại cho rằng đây là chuyện theo theo lẽ thường tình.
Từ đó đến một tháng sau, Long Hiên đế không còn xuất hiện trước mặt Phù Lạc, hoàng hậu tân nhiệm giống như chưa được vinh đăng trong cung thì đã bị thất sủng vâỵ.
Chỉ ba ngày trước đại hôn, Long Hiên đế mới hạ chỉ, bảo nàng tới Tịnh Vân Tự ở ngoài cung để trai giới tắm rửa, chuẩn bị cho lễ sắc phong. Tịnh vân tự là vốn nơi các hậu phi xuất gia,còn trước lễ sắc phong,theo lệ thường đều phải đến chùa dâng hương cầu nguyện, trai giới tắm rửa.
Nhưng ở đây Phù Lạc đã gặp lại hai người mà nàng nghĩ họ đã sớm hoá thành tro
Đúng là Uyển phi và Tư Du.
Uyển phi giờ đã là người quy y cửa Phật,sống bình an. Tư Du sống nhờ trong tự, mỗi ngày cùng mẫu thân của mình lễ Phật, Tư du ngây thơ sôi nổi sống ở nơi đây có vẻ phù hợp hơn
Lúc này Phù Lạc mới biết, Long Hiên đế không hề giết bọn họ, để Uyển phi xuất gia đã là hành vi khoan dung nhất của bậc đế vương như hắn rồi, hắn sao có thể nhìn phi tử của mình thành gia cùng một nam tử khác chứ?
Về phần Tư Du, Long Hiên đế để nàng tự do lựa chọn.Khi đủ mười lăm tuổi dù nàng muốn tiếp tục ở lại bên cạnh Uyển phi hay lựa chọn hồi cung hắn đều chấp thuận.
Nhiều nữ nhi như vậy,có thiếu một đứa con đối với hắn có lẽ cũng chẳng có gì quan trọng, nhưng hắn đồng ý để Tư Du tự mình lựa chọn thân phận, cũng đã là hoàng ân lớn nhất rồi.
Phù Lạc cảm thán thay cho tình cảm lạnh bạc của Hoàng thất.
Nghĩ tới mẫu thân và ca ca ở Ngọc Thực quốc, và cả Tư Du này nữa.
Phù Lạc cảm thấy cực kỳ may mắn với quyết định trước đây của mình
Bất luận thế nào, sống trong hoàng thất thì chẳng có mấy đứa trẻ có thể hạnh phúc.
Nữ tử duy nhất còn đáng thương hơn hậu phi, đó là công chúa.
Một quân cờ trong tay cha mẹ,dù là hòa thân hay kén phò mã,từ cổ chí kim,những công chúa hạnh phúc trường thọ liệu có được mấy người?
Nhưng dù có thế nào đi chăng nữa, nàng vẫn cảm kích Long Hiên đế đã không giết Uyển phi và Tư Du,khiến Phù Lạc thân tha hương cũng cảm thấy ấm áp phần nào
"Tuyệt đối đừng để Tư Du hồi cung." _Phù Lạc dặn dò Uyển phi,nàng ta hiểu rõ cười.
Mang theo tâm trạng nặng nề khó hiểu, Phù Lạc lại hồi cung.Chẳng lẽ từ nay về sau đây sẽ là nơi giam cầm nàng cả đời sao?
Vinh quang của Hoàng hậu cũng không thể chiếu sáng lòng nàng.
Nhưng dù thế nào, nàng cũng coi như là thê tử của hắn....
/71
|