Nhánh núi Kinh Sơn của Long Trung- các dãy núi nhấp nhô; đồi núi nhiều, giao thông không thuận tiện, nhưng đồng thời nó cũng là con đường bắt buộc từ Tương Dương thông qua quận Phòng Lăng. Một con đường quanh co khúc khuỷu vượt qua rất nhiều đồi núi của Long Trung, dọc theo hai dãy núi là các thung lũng đứt gãy, cứ như thế thông theo hướng tây quận Phòng Lăng.
Long Trung thuộc vào tuyến giao thông bắt buộc phải đi qua nên nó có vị trí chiến lược rất quan trọng. Nhưng trước khi quân Tào xuôi xuống phía Nam, Long Trung không phải nơi đóng quân mà là nơi tập hợp đám sĩ tộc phương Bắc lại.
Nhưng lúc này, sĩ tộc phương Bắc gần như đều trốn đi Giang Hạ và Nam Quận, Long Trung trở nên vô cùng lạnh lẽo. Một tháng trước, một đội quân Tào với ba nghìn người dưới sự thống lĩnh của Chu Linh đã đóng quân ở Long Trung, nắm giữ con đường đi phía Tây.
Chu Linh vốn là đại tướng dưới quyền Viên Thiệu. Trong lúc tấn công Đào Khiêm, Từ Châu đã đầu hàng Tào Tháo, vẫn luôn được trọng dụng. Lần này Tào Nhân trấn thủ Tương Dương, hắn ta và Từ Hoảng cùng được bổ nhiệm làm phó tướng tả hữu của Tào Nhân.
Doanh trại quân Tào đang đóng tại một mô đất trống ở trấn tây của Long Trung, tiếp giáp với con đường đi Phòng Lăng. Mấy trăm bước về phía tây là khu rừng rậm, theo hướng tây lại là hai ngọn núi lớn. Rừng núi rậm rạp giống như núi lớn khoác lên mình chiếc áo choàng màu xanh từ trên núi bao trùm xuống đất. Đường đi là thung lũng vắt ngang giữa hai ngọn núi lớn đó.
Doanh trại quân đội chiếm diện tích ước chừng trăm mẫu, quân Tào dỡ bỏ những nhà lớn trong trấn ở Long Trung, dùng vật liệu tạo nên tường doanh trại, vô cùng vững chắc. Bốn góc doanh trại thì mỗi góc lại được xây một tòa tháp canh, lính gác bất cứ lúc nào cũng có thể phát hiện được những tình huống ở bên ngoài vài dặm.
Trong doanh trại, Chu Linh đang nghe mật thám bẩm báo, y đã có được tin tức, hàng trăm chiến thuyền Giang Hạ đã đến Tương Dương. Điều này làm y vô cùng lo lắng, bởi vì Long Trung đã từng là nơi trú binh của quân Giang Hạ.
Thời gian đã đến xế chiều, trong lòng Chu Linh càng thêm phần lo lắng. Y nhận được tin mới nhất, chiến thuyền Giang Hạ đã cập bến Long Trung, hàng trăm binh sĩ còn sót lại đóng quân trên bến đều đã bỏ chạy. Bọn họ mang về những tin tức xác thực hơn, tổng cộng có gần trăm thuyền chiến cập gần bến Long Trung.
Nơi này cách bến Long Trung không quá hai mươi dặm, quân Giang Hạ rất nhanh sẽ có thể đánh tới. Trong lúc Chu Linh đang nôn nóng ở trong trướng thì một binh lính chạy vội vào báo: - Từ Hoảng tướng quân đã đến rồi!
Chu Linh mừng rỡ, vội vàng ra nghênh tiếp, chỉ thấy Từ Hoảng đem theo một đội quân chạy về hướng doanh trại, ước chừng hai nghìn người. Y vội vàng lên trước nghênh đón, hành lễ: - Từ tướng quân sao lại vội vàng vậy?
Từ Hoảng xoay người xuống ngựa, đưa cho y một lệnh tiễn: - Phụng mệnh của Tào tướng quân, ta tiếp quản phòng ngự Long Trung, Chu tướng quân là phó.
Chu Linh rất ngạc nhiên, Từ Hoảng là phó tướng, mình cũng là phó tướng, sao lại bắt mình nghe lệnh của Từ Hoảng chứ?
Nhưng quân lệnh như sơn, y ta không dám không nghe theo, đành chần chờ rồi hỏi: - Đã xảy ra chuyện gì rồi?
- Vào doanh trại nói đi!
Chu Linh thấy sắc mặt Từ Hoảng nghiêm trọng nên không khỏi lo lắng. Y đưa Từ Hoảng vào trong lều, không đợi y mở miệng thì Từ Hoảng liền thở dài nói: - Tào tướng quân nhận được bồ câu đưa thư của Thừa tướng, lệnh cho quân Tào ở Tương Dương lập tức rút hẳn về Phòng Lăng.
Chu Linh giật mình kinh hãi:
- Đại quân đi rồi, Tương Dương sẽ phải làm sao?
- Phòng ngự Tương Dương giao cho Thái Mạo, lão thống lĩnh hai vạn quân đóng giữ Kinh Châu. Nếu như lão ta không muốn trở thành tù nhân của Lưu Cảnh thì tất nhiên sẽ phải liều chết giữ thành thôi.
Chu Linh vẫn có chút mơ hồ: - Ta không hiểu, Thừa tướng tại sao lại muốn vứt bỏ Tương Dương?
- Quân Giang Hạ đã phong tỏa Hán Thủy, đã cắt đứt đường lui của chúng ta. Một khi quân Giang Hạ ồ ạt tiến công vào Tương Dương thì tình cảnh của chúng ta sẽ rất nguy hiểm.
Chu Linh càng không hiểu:
- Nhưng ở Tương Dương chúng ta có ba vạn đại quân, lẽ nào vẫn không giữ được Tương Dương hay sao?
- Nhưng Thừa tướng cho rằng thành Tương Dương sẽ không giữ được.
Từ Hoảng ngồi xuống có chút mệt mỏi. Gãcũng khó có thể chấp nhận được quyết định này của Tào Tháo. Vì điều này mà gã và Tào Nhân đã tranh cãi nửa ngày, hi vọng Tào Nhân có thể thuyết phục được Thừa tướng. Nhưng Tào Nhân kiên quyết chấp hành mệnh lệnh của Thừa tướng, làm gã không còn cách nào khác cả.
Từ Hoảng cũng là một lão tướng, gần bốn mươi tuổi rồi, hồi còn trẻ cũng chỉ là một quan lại nhỏ. Mười lăm năm trước, gã cùng Dương Phụng tham gia thảo phạt loạn Lý Thôi, Quách Dĩ, bảo vệ Hoàng đế, lập được nhiều công tích. Sau này đầu hàng Tào Tháo rồi thì vẫn luôn đi theo đến tận bây giờ, lập được nhiều chiến công.
Tính cách Từ Hoảng cương nghị, không muốn vứt bỏ Tương Dương. Nhưng gã dù sao cũng là phó tướng, cuối cùng vẫn phải chấp nhận quyết định của chủ tướng. Nhưng dưới sự tranh luận của gã thì Tào Nhân cũng có đôi chút nhượng bộ.
- Ta cùng Tào tướng quân đã thương lượng rất lâu, cuối cùng quyết định áp dụng kế sách chiết trung. Trước tiên rút quân đến Long Trung, lấy Long Trung để phối hợp tác chiến với Tương Dương. Nếu như thế tiến công của quân Giang Hạ bất lợi thì chúng ta sẽ xuất kích từ Long Trung. Nếu như quân Giang Hạ ngoan cường thì Tương Dương thực sự khó giữ, như vậy thì trực tiếp rút theo hướng Phòng Lăng.
Từ Hoảng nói đến đây, gã thấy Chu Linh có chút không tập trung, dường như không nghe những sách lược của mình. Trong lòng gã có chút không vui liền hỏi: - Chu tướng quân đang nghĩ gì vậy?
Chu Linh đúng là đang nghĩ một việc rất quan trọng. Y chắp tay đi vài bước, bỗng nhiên vỗ trán, tỉnh ngộ nói: - Tôi hiểu rồi!
- Chu tướng quân rốt cuộc đã hiểu gì chứ? Nếu không ngại thì nói ra xem. Từ Hoảng không hiểu, hỏi.
- Tôi đã hiểu ý đồ chiến lược của Lưu Cảnh rồi. Thủy quân của Giang Hạ đã cập bờ Long Trung, rất rõ ràng, dụng ý của bọn chúng là muốn tiến công vào Long Trung trước, cắt đứt đường lui của chúng ta.
Tin thủy quân Giang Hạ cập bờ Long Trung đã làm cho Từ Hoảng rất kinh ngạc. Nếu như vậy thì vấn đề trở nên nghiêm trọng rồi, nhất định phải để Tào Nhân lập tức đến tiếp viện Long Trung. Gã lập tức hỏi:
- Trong doanh trại có bồ câu đưa thư không?
Chu Linh lắc đầu: - Tạm thời thì không có!
Lúc này Từ Hoảng lập tức gọi đến một thân binh, dặn dò hắn ta vài câu. Người thân binh đó lập tức chạy ra khỏi doanh trại, cưỡi ngựa đi về phía Tương Dương.
Đợi thân binh đó đi xa, Từ Hoảng đứng dậy nói với Chu Linh: - Để chúng tôi nắm bắt bố trí thời gian một chút, chuẩn bị nghênh chiến quân Giang Hạ.
.....
Bắt đầu từ chạng vạng tối thì quân Giang Hạ liên tục đổ bộ vào Long Trung, một vạn quân lần lượt đổ bộ do Lưu Cảnh tự mình thống lĩnh.
Màn đêm buông xuống, Lưu Cảnh lập tức ở trên đồi nhỏ, ngắm bóng đêm bao phủ ở Long Trung. Suy nghĩ của hắn lại bay tới Tương Dương, không cần nghi ngờ. Mục đích tấn công Long Trung chính là đóng cửa đường đi phía Tây của quân Tào, tiêu diệt toàn bộ một vạn quân Tào và hai vạn quân Kinh Châu đầu hàng tại Tương Dương.
Điều này trên thực tế là một chiến lược sai lầm của Tào Tháo. Hắn ta thống lĩnh ba vạn quân xuống phía nam, chắc là thị sát tình hình chiến trận. Quân An Phủ Nam Dương nhưng Tào Tháo lại không kìm nổi liền thống lĩnh quân xuống phía nam, lại còn lấy thế để bức hàng Tương Dương.
Nhưng quân Tào lại không chuẩn bị tốt chiến trận, quân đội không đầy đủ; chiến thuyền chưa tạo. Lương thực thì không vận chuyển đầy đủ, không có được lòng dân, có thể nói là vội vàng ra trận. Mặc dù bức hàng Tương Dương nhưng lại hình thành cục diện đuôi to khó vẫy ( tức thuộc hạ mạnh quá thì khó cầm đầu.)
Mà thủy quân của mình lấy binh lực nhỏ nhất phân cách Phàn Thành và Tương Dương làm cho quân Tào không có cách nào trợ giúp cho Tương Dương được. Tương Dương rơi vào tình cảnh cô độc, thời cơ chiến trận ngàn năm có một này Lưu Cảnh nếu như không nắm lấy thì hắn có hối cũng không kịp.
- Châu Mục!
Phía sau có người gọi hắn, cắt đứt dòng suy nghĩ của Lưu Cảnh. Lưu Cảnh quay đầu lại, chỉ thấy phó tướng Lý Tuấn đang cưỡi ngựa chạy như bay đến:
- Chuyện gì vậy? Lưu Cảnh hỏi.
Phó tướng Lý Tuấn tiến lên phía trước, khom người thi lễ nói: - Khởi bẩm Châu Mục! Quân đội đã chỉnh đốn xong rồi, có thể xuất phát rồi ạ.
- Đợi đã! Lưu Cảnh nhìn chăm chú vào bóng đêm mù mịt ở phía nam.
- Châu Mục, binh quý thần tốc, phải thừa dịp quân Tào không chuẩn bị mà tiến công.
Lưu Cảnh lại lắc đầu: - Thuyền quân chúng ta đã cập bờ rồi, quân Tào giữ bến đã lui lại. Chu Linh làm sao lại không biết chứ, chúng ta càng phải cẩn thận hơn.
Vừa dứt lời thì một kỵ binh trinh sát từ phía nam chạy đến, Lưu Cảnh đang đợi tin tức của hắn. Hắn lập tức thúc ngựa lên trên nghênh tiếp, kỵ binh trinh sát chạy tới gần, lập tức hành lễ: - Phát hiện một đội quân Tào tiến vào doanh trại Long Trung, ước chừng hai nghìn người.
Lưu Cảnh nhau mày, đây có thể là ai chứ? Lẽ nào là Tào Nhân đã nhìn ra sách lược của ta rồi, muốn rút quân đi Phòng Lăng sao?
Quân bên cạnh theo tư mã Chu Bất Nghi cười nói: - Nếu như Tào Nhân rút lui theo hướng tây thì nhất định không chỉ có hai nghìn người đâu, chắc phải tăng cường binh lực phòng ngự trấn Long Trung. Ty chức suy đoán, có khả năng là phó tướng Từ Hoảng.
Lưu Cảnh gật đầu, Chu Bất Nghi nói rất có lý. Thành Tương Dương có một vạn quân Tào, trong đó Chu Linh thống lĩnh ba nghìn quân giữ Long Trung, trong thành Tương Dương còn có bảy nghìn quân Tào. Nếu như Tào Nhân lui quân thì sẽ không chỉ có hai nghìn người.
Hắn lại hỏi trinh sát: - Hai nghìn người này sau khi đến Tương Dương có tiếp tục đi về phía tây không?
- Khởi bẩm Châu Mục, không đi về phía tây mà trực tiếp tiến vào doanh trại.
Lưu Cảnh trầm tư một lát, liền quay đầu lại nói với Lý Tuấn:
- Cử thêm nhiều trinh sát thăm dò ven đường, đại quân có thể xuống phía nam duy trì tốc độ hành quân.
- Tuân mệnh!
Lý Tuấn quay đầu ngựa chạy về hướng quân đội. Trong đêm đen, một đội binh lính xuất phát, một vạn đại quân dọc theo thung lũng phía bắc Long Trung, trùng trùng điệp điệp tiến công hướng về ngoài Long Trung hai mươi dặm.
Trấn Long Trung ở vào vị trí bồn địa hẹp dài, bốn phía đều có núi vây quanh, địa hình phức tạp. Ở bồn địa phía bắc có một gò đất chiếm mấy nghìn mẫu, gọi là Long Bắc Nguyên- là nơi tập trung ruộng đất của Long Trung.
Do ảnh hưởng của chiến tranh, trên một nửa ruộng lúa đều rất hoang vu. Sau khi trồng vụ hè thì không trồng thêm lúa mạch, chỉ có một mảnh mấy trăm mẫu ở phía tây bắc trồng đủ loại lúa. Lúa đã kết bông, gió thổi lúa, qua mười mấy ngày liền thu hoạch được.
Nhưng lúc này ruộng đồng đã tràn đầy sát khí, Từ Hoảng thống lĩnh ba vạn quân đội tạm thời đóng tại phía nam của Long Bắc Nguyên, dựa vào một con sông nhỏ dài hơn một trượng. Từ Hoảng vốn định phục kích quân Giang Hạ, nhưng do bị thám báo của quân địch phát hiện ra nên hắn ta buộc phải thay đổi sách lược. Đợi quân địch mệt mỏi rồi tấn công và đợi quân Giang Hạ đến.
Từ Hoảng ngồi trên một tảng đá lớn, miệng nhấm nhấm gọng cỏ, bên cạnh đặt một chiếc rìu rất lớn, nặng chừng bốn mươi cân. Còn có bảo mã của gã Đạp tuyết vô ngân , một chiến mã toàn thân màu tuyết trắng, là một trong năm bảo mã của Viên Thiệu. Tào Tháo lấy nó làm phần thưởng quân công tặng cho Từ Hoảng.
Từ Hoảng trải qua trăm trận chiến, kinh nghiệm tác chiến vô cùng phong phú. Gã biết đánh đêm rất có lợi với bên nào có ít binh. Đối phương mặc dù có một vạn quân, gấp ba lần quân mình, nhưng vào ban đêm, chỉ cần lợi dụng hết những nhân tố như lòng quân, sĩ khí, địa hình thì hươu chết về tay ai bây giờ còn chưa biết được.
Nhưng Từ Hoảng cũng biết mình đang nguy hiểm. Bởi vì gã không hiểu quân Giang Hạ, gã không biết chủ tướng quân Giang Hạ là ai? Sức chiến đấu của quân đội có mạnh không, có kinh nghiệm huấn luyện đánh đêm không? Những điều này gã hoàn toàn không biết gì cả.
Vì vậy trong lòng Từ Hoảng rất là rối rắm, gã thật sự phải mạo hiểm sao? Nhưng Từ Hoảng cũng hi vọng sẽ không xảy ra trận đánh đêm, đây là vì tranh thủ thời gian quân Tào Nhân đến.
- Từ tướng quân!
Một thám báo chạy đến, Từ Hoảng đứng lên, vội vàng hỏi: - Có tình hình gì không?
- Khởi bẩm tướng quân! Ngoài bảy tám mươi dặm phát hiện có quân Giang Hạ, ước chừng có một vạn người, không tiếp tục đi xuống phía nam, mà nghỉ ngơi tại chỗ.
Từ Hoảng nhau mày, xem ra quân địch cũng rất thận trọng, không chịu đánh đêm. Điều này nằm ngoài dự đoán của gã, gã lại hỏi: - Chủ tướng của quân địch là ai?
Mật thám do dự một chút rồi nói:
- Hình như là Lưu Cảnh!
- Á?
Từ Hoảng cúi đầu, kêu lên một tiếng. Hắn ta ngẩn ngươi ra.
Long Trung thuộc vào tuyến giao thông bắt buộc phải đi qua nên nó có vị trí chiến lược rất quan trọng. Nhưng trước khi quân Tào xuôi xuống phía Nam, Long Trung không phải nơi đóng quân mà là nơi tập hợp đám sĩ tộc phương Bắc lại.
Nhưng lúc này, sĩ tộc phương Bắc gần như đều trốn đi Giang Hạ và Nam Quận, Long Trung trở nên vô cùng lạnh lẽo. Một tháng trước, một đội quân Tào với ba nghìn người dưới sự thống lĩnh của Chu Linh đã đóng quân ở Long Trung, nắm giữ con đường đi phía Tây.
Chu Linh vốn là đại tướng dưới quyền Viên Thiệu. Trong lúc tấn công Đào Khiêm, Từ Châu đã đầu hàng Tào Tháo, vẫn luôn được trọng dụng. Lần này Tào Nhân trấn thủ Tương Dương, hắn ta và Từ Hoảng cùng được bổ nhiệm làm phó tướng tả hữu của Tào Nhân.
Doanh trại quân Tào đang đóng tại một mô đất trống ở trấn tây của Long Trung, tiếp giáp với con đường đi Phòng Lăng. Mấy trăm bước về phía tây là khu rừng rậm, theo hướng tây lại là hai ngọn núi lớn. Rừng núi rậm rạp giống như núi lớn khoác lên mình chiếc áo choàng màu xanh từ trên núi bao trùm xuống đất. Đường đi là thung lũng vắt ngang giữa hai ngọn núi lớn đó.
Doanh trại quân đội chiếm diện tích ước chừng trăm mẫu, quân Tào dỡ bỏ những nhà lớn trong trấn ở Long Trung, dùng vật liệu tạo nên tường doanh trại, vô cùng vững chắc. Bốn góc doanh trại thì mỗi góc lại được xây một tòa tháp canh, lính gác bất cứ lúc nào cũng có thể phát hiện được những tình huống ở bên ngoài vài dặm.
Trong doanh trại, Chu Linh đang nghe mật thám bẩm báo, y đã có được tin tức, hàng trăm chiến thuyền Giang Hạ đã đến Tương Dương. Điều này làm y vô cùng lo lắng, bởi vì Long Trung đã từng là nơi trú binh của quân Giang Hạ.
Thời gian đã đến xế chiều, trong lòng Chu Linh càng thêm phần lo lắng. Y nhận được tin mới nhất, chiến thuyền Giang Hạ đã cập bến Long Trung, hàng trăm binh sĩ còn sót lại đóng quân trên bến đều đã bỏ chạy. Bọn họ mang về những tin tức xác thực hơn, tổng cộng có gần trăm thuyền chiến cập gần bến Long Trung.
Nơi này cách bến Long Trung không quá hai mươi dặm, quân Giang Hạ rất nhanh sẽ có thể đánh tới. Trong lúc Chu Linh đang nôn nóng ở trong trướng thì một binh lính chạy vội vào báo: - Từ Hoảng tướng quân đã đến rồi!
Chu Linh mừng rỡ, vội vàng ra nghênh tiếp, chỉ thấy Từ Hoảng đem theo một đội quân chạy về hướng doanh trại, ước chừng hai nghìn người. Y vội vàng lên trước nghênh đón, hành lễ: - Từ tướng quân sao lại vội vàng vậy?
Từ Hoảng xoay người xuống ngựa, đưa cho y một lệnh tiễn: - Phụng mệnh của Tào tướng quân, ta tiếp quản phòng ngự Long Trung, Chu tướng quân là phó.
Chu Linh rất ngạc nhiên, Từ Hoảng là phó tướng, mình cũng là phó tướng, sao lại bắt mình nghe lệnh của Từ Hoảng chứ?
Nhưng quân lệnh như sơn, y ta không dám không nghe theo, đành chần chờ rồi hỏi: - Đã xảy ra chuyện gì rồi?
- Vào doanh trại nói đi!
Chu Linh thấy sắc mặt Từ Hoảng nghiêm trọng nên không khỏi lo lắng. Y đưa Từ Hoảng vào trong lều, không đợi y mở miệng thì Từ Hoảng liền thở dài nói: - Tào tướng quân nhận được bồ câu đưa thư của Thừa tướng, lệnh cho quân Tào ở Tương Dương lập tức rút hẳn về Phòng Lăng.
Chu Linh giật mình kinh hãi:
- Đại quân đi rồi, Tương Dương sẽ phải làm sao?
- Phòng ngự Tương Dương giao cho Thái Mạo, lão thống lĩnh hai vạn quân đóng giữ Kinh Châu. Nếu như lão ta không muốn trở thành tù nhân của Lưu Cảnh thì tất nhiên sẽ phải liều chết giữ thành thôi.
Chu Linh vẫn có chút mơ hồ: - Ta không hiểu, Thừa tướng tại sao lại muốn vứt bỏ Tương Dương?
- Quân Giang Hạ đã phong tỏa Hán Thủy, đã cắt đứt đường lui của chúng ta. Một khi quân Giang Hạ ồ ạt tiến công vào Tương Dương thì tình cảnh của chúng ta sẽ rất nguy hiểm.
Chu Linh càng không hiểu:
- Nhưng ở Tương Dương chúng ta có ba vạn đại quân, lẽ nào vẫn không giữ được Tương Dương hay sao?
- Nhưng Thừa tướng cho rằng thành Tương Dương sẽ không giữ được.
Từ Hoảng ngồi xuống có chút mệt mỏi. Gãcũng khó có thể chấp nhận được quyết định này của Tào Tháo. Vì điều này mà gã và Tào Nhân đã tranh cãi nửa ngày, hi vọng Tào Nhân có thể thuyết phục được Thừa tướng. Nhưng Tào Nhân kiên quyết chấp hành mệnh lệnh của Thừa tướng, làm gã không còn cách nào khác cả.
Từ Hoảng cũng là một lão tướng, gần bốn mươi tuổi rồi, hồi còn trẻ cũng chỉ là một quan lại nhỏ. Mười lăm năm trước, gã cùng Dương Phụng tham gia thảo phạt loạn Lý Thôi, Quách Dĩ, bảo vệ Hoàng đế, lập được nhiều công tích. Sau này đầu hàng Tào Tháo rồi thì vẫn luôn đi theo đến tận bây giờ, lập được nhiều chiến công.
Tính cách Từ Hoảng cương nghị, không muốn vứt bỏ Tương Dương. Nhưng gã dù sao cũng là phó tướng, cuối cùng vẫn phải chấp nhận quyết định của chủ tướng. Nhưng dưới sự tranh luận của gã thì Tào Nhân cũng có đôi chút nhượng bộ.
- Ta cùng Tào tướng quân đã thương lượng rất lâu, cuối cùng quyết định áp dụng kế sách chiết trung. Trước tiên rút quân đến Long Trung, lấy Long Trung để phối hợp tác chiến với Tương Dương. Nếu như thế tiến công của quân Giang Hạ bất lợi thì chúng ta sẽ xuất kích từ Long Trung. Nếu như quân Giang Hạ ngoan cường thì Tương Dương thực sự khó giữ, như vậy thì trực tiếp rút theo hướng Phòng Lăng.
Từ Hoảng nói đến đây, gã thấy Chu Linh có chút không tập trung, dường như không nghe những sách lược của mình. Trong lòng gã có chút không vui liền hỏi: - Chu tướng quân đang nghĩ gì vậy?
Chu Linh đúng là đang nghĩ một việc rất quan trọng. Y chắp tay đi vài bước, bỗng nhiên vỗ trán, tỉnh ngộ nói: - Tôi hiểu rồi!
- Chu tướng quân rốt cuộc đã hiểu gì chứ? Nếu không ngại thì nói ra xem. Từ Hoảng không hiểu, hỏi.
- Tôi đã hiểu ý đồ chiến lược của Lưu Cảnh rồi. Thủy quân của Giang Hạ đã cập bờ Long Trung, rất rõ ràng, dụng ý của bọn chúng là muốn tiến công vào Long Trung trước, cắt đứt đường lui của chúng ta.
Tin thủy quân Giang Hạ cập bờ Long Trung đã làm cho Từ Hoảng rất kinh ngạc. Nếu như vậy thì vấn đề trở nên nghiêm trọng rồi, nhất định phải để Tào Nhân lập tức đến tiếp viện Long Trung. Gã lập tức hỏi:
- Trong doanh trại có bồ câu đưa thư không?
Chu Linh lắc đầu: - Tạm thời thì không có!
Lúc này Từ Hoảng lập tức gọi đến một thân binh, dặn dò hắn ta vài câu. Người thân binh đó lập tức chạy ra khỏi doanh trại, cưỡi ngựa đi về phía Tương Dương.
Đợi thân binh đó đi xa, Từ Hoảng đứng dậy nói với Chu Linh: - Để chúng tôi nắm bắt bố trí thời gian một chút, chuẩn bị nghênh chiến quân Giang Hạ.
.....
Bắt đầu từ chạng vạng tối thì quân Giang Hạ liên tục đổ bộ vào Long Trung, một vạn quân lần lượt đổ bộ do Lưu Cảnh tự mình thống lĩnh.
Màn đêm buông xuống, Lưu Cảnh lập tức ở trên đồi nhỏ, ngắm bóng đêm bao phủ ở Long Trung. Suy nghĩ của hắn lại bay tới Tương Dương, không cần nghi ngờ. Mục đích tấn công Long Trung chính là đóng cửa đường đi phía Tây của quân Tào, tiêu diệt toàn bộ một vạn quân Tào và hai vạn quân Kinh Châu đầu hàng tại Tương Dương.
Điều này trên thực tế là một chiến lược sai lầm của Tào Tháo. Hắn ta thống lĩnh ba vạn quân xuống phía nam, chắc là thị sát tình hình chiến trận. Quân An Phủ Nam Dương nhưng Tào Tháo lại không kìm nổi liền thống lĩnh quân xuống phía nam, lại còn lấy thế để bức hàng Tương Dương.
Nhưng quân Tào lại không chuẩn bị tốt chiến trận, quân đội không đầy đủ; chiến thuyền chưa tạo. Lương thực thì không vận chuyển đầy đủ, không có được lòng dân, có thể nói là vội vàng ra trận. Mặc dù bức hàng Tương Dương nhưng lại hình thành cục diện đuôi to khó vẫy ( tức thuộc hạ mạnh quá thì khó cầm đầu.)
Mà thủy quân của mình lấy binh lực nhỏ nhất phân cách Phàn Thành và Tương Dương làm cho quân Tào không có cách nào trợ giúp cho Tương Dương được. Tương Dương rơi vào tình cảnh cô độc, thời cơ chiến trận ngàn năm có một này Lưu Cảnh nếu như không nắm lấy thì hắn có hối cũng không kịp.
- Châu Mục!
Phía sau có người gọi hắn, cắt đứt dòng suy nghĩ của Lưu Cảnh. Lưu Cảnh quay đầu lại, chỉ thấy phó tướng Lý Tuấn đang cưỡi ngựa chạy như bay đến:
- Chuyện gì vậy? Lưu Cảnh hỏi.
Phó tướng Lý Tuấn tiến lên phía trước, khom người thi lễ nói: - Khởi bẩm Châu Mục! Quân đội đã chỉnh đốn xong rồi, có thể xuất phát rồi ạ.
- Đợi đã! Lưu Cảnh nhìn chăm chú vào bóng đêm mù mịt ở phía nam.
- Châu Mục, binh quý thần tốc, phải thừa dịp quân Tào không chuẩn bị mà tiến công.
Lưu Cảnh lại lắc đầu: - Thuyền quân chúng ta đã cập bờ rồi, quân Tào giữ bến đã lui lại. Chu Linh làm sao lại không biết chứ, chúng ta càng phải cẩn thận hơn.
Vừa dứt lời thì một kỵ binh trinh sát từ phía nam chạy đến, Lưu Cảnh đang đợi tin tức của hắn. Hắn lập tức thúc ngựa lên trên nghênh tiếp, kỵ binh trinh sát chạy tới gần, lập tức hành lễ: - Phát hiện một đội quân Tào tiến vào doanh trại Long Trung, ước chừng hai nghìn người.
Lưu Cảnh nhau mày, đây có thể là ai chứ? Lẽ nào là Tào Nhân đã nhìn ra sách lược của ta rồi, muốn rút quân đi Phòng Lăng sao?
Quân bên cạnh theo tư mã Chu Bất Nghi cười nói: - Nếu như Tào Nhân rút lui theo hướng tây thì nhất định không chỉ có hai nghìn người đâu, chắc phải tăng cường binh lực phòng ngự trấn Long Trung. Ty chức suy đoán, có khả năng là phó tướng Từ Hoảng.
Lưu Cảnh gật đầu, Chu Bất Nghi nói rất có lý. Thành Tương Dương có một vạn quân Tào, trong đó Chu Linh thống lĩnh ba nghìn quân giữ Long Trung, trong thành Tương Dương còn có bảy nghìn quân Tào. Nếu như Tào Nhân lui quân thì sẽ không chỉ có hai nghìn người.
Hắn lại hỏi trinh sát: - Hai nghìn người này sau khi đến Tương Dương có tiếp tục đi về phía tây không?
- Khởi bẩm Châu Mục, không đi về phía tây mà trực tiếp tiến vào doanh trại.
Lưu Cảnh trầm tư một lát, liền quay đầu lại nói với Lý Tuấn:
- Cử thêm nhiều trinh sát thăm dò ven đường, đại quân có thể xuống phía nam duy trì tốc độ hành quân.
- Tuân mệnh!
Lý Tuấn quay đầu ngựa chạy về hướng quân đội. Trong đêm đen, một đội binh lính xuất phát, một vạn đại quân dọc theo thung lũng phía bắc Long Trung, trùng trùng điệp điệp tiến công hướng về ngoài Long Trung hai mươi dặm.
Trấn Long Trung ở vào vị trí bồn địa hẹp dài, bốn phía đều có núi vây quanh, địa hình phức tạp. Ở bồn địa phía bắc có một gò đất chiếm mấy nghìn mẫu, gọi là Long Bắc Nguyên- là nơi tập trung ruộng đất của Long Trung.
Do ảnh hưởng của chiến tranh, trên một nửa ruộng lúa đều rất hoang vu. Sau khi trồng vụ hè thì không trồng thêm lúa mạch, chỉ có một mảnh mấy trăm mẫu ở phía tây bắc trồng đủ loại lúa. Lúa đã kết bông, gió thổi lúa, qua mười mấy ngày liền thu hoạch được.
Nhưng lúc này ruộng đồng đã tràn đầy sát khí, Từ Hoảng thống lĩnh ba vạn quân đội tạm thời đóng tại phía nam của Long Bắc Nguyên, dựa vào một con sông nhỏ dài hơn một trượng. Từ Hoảng vốn định phục kích quân Giang Hạ, nhưng do bị thám báo của quân địch phát hiện ra nên hắn ta buộc phải thay đổi sách lược. Đợi quân địch mệt mỏi rồi tấn công và đợi quân Giang Hạ đến.
Từ Hoảng ngồi trên một tảng đá lớn, miệng nhấm nhấm gọng cỏ, bên cạnh đặt một chiếc rìu rất lớn, nặng chừng bốn mươi cân. Còn có bảo mã của gã Đạp tuyết vô ngân , một chiến mã toàn thân màu tuyết trắng, là một trong năm bảo mã của Viên Thiệu. Tào Tháo lấy nó làm phần thưởng quân công tặng cho Từ Hoảng.
Từ Hoảng trải qua trăm trận chiến, kinh nghiệm tác chiến vô cùng phong phú. Gã biết đánh đêm rất có lợi với bên nào có ít binh. Đối phương mặc dù có một vạn quân, gấp ba lần quân mình, nhưng vào ban đêm, chỉ cần lợi dụng hết những nhân tố như lòng quân, sĩ khí, địa hình thì hươu chết về tay ai bây giờ còn chưa biết được.
Nhưng Từ Hoảng cũng biết mình đang nguy hiểm. Bởi vì gã không hiểu quân Giang Hạ, gã không biết chủ tướng quân Giang Hạ là ai? Sức chiến đấu của quân đội có mạnh không, có kinh nghiệm huấn luyện đánh đêm không? Những điều này gã hoàn toàn không biết gì cả.
Vì vậy trong lòng Từ Hoảng rất là rối rắm, gã thật sự phải mạo hiểm sao? Nhưng Từ Hoảng cũng hi vọng sẽ không xảy ra trận đánh đêm, đây là vì tranh thủ thời gian quân Tào Nhân đến.
- Từ tướng quân!
Một thám báo chạy đến, Từ Hoảng đứng lên, vội vàng hỏi: - Có tình hình gì không?
- Khởi bẩm tướng quân! Ngoài bảy tám mươi dặm phát hiện có quân Giang Hạ, ước chừng có một vạn người, không tiếp tục đi xuống phía nam, mà nghỉ ngơi tại chỗ.
Từ Hoảng nhau mày, xem ra quân địch cũng rất thận trọng, không chịu đánh đêm. Điều này nằm ngoài dự đoán của gã, gã lại hỏi: - Chủ tướng của quân địch là ai?
Mật thám do dự một chút rồi nói:
- Hình như là Lưu Cảnh!
- Á?
Từ Hoảng cúi đầu, kêu lên một tiếng. Hắn ta ngẩn ngươi ra.
/708
|